TĐ:3800- Người xưa dịch kinh điển có đáng tin cậy không?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
42 Views
TĐ:3800- Người xưa dịch kinh điển có đáng tin cậy không?
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 562
*Thời gian từ: 01h41:23:18 – 01h46:38:05
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Phật Giáo truyền đến Trung Quốc đem kinh điển tiếng Phạn dịch thành Trung văn. Trong đây có Phật Bồ Tát tái lai. Có Bồ Tát tái lai, cũng có Thanh văn, trong Thanh văn phần nhiều là A la hán và tam quả. Người Trung Quốc có phước báo, phước báo từ đâu mà có? ngàn vạn năm trở lại đây lão tổ tông tích đức, nếu chúng ta đọc lịch sử Trung Quốc sẽ biết được, đức tổ tông tích được rất dày, cho nên cảm được những vị Bồ Tát Thánh hiền này, bậc Thánh hiền này chỉ cho A la hán và A na hàm, đến làm công tác phiên dịch không phải là người phàm. Kinh điển không thể hoài nghi. Sự nghiệp phiên dịch này lúc chúng tôi còn trẻ cũng hoài nghi. Đây là cổ văn chúng ta thường thấy, một bản văn chương của cổ nhân, chúng ta phiên dịch nó thành văn bạch thoại, điều này có lẽ dễ dàng hơn nhiều. Mười người dịch, mười người khác nhau, từ đó mà tôi khởi tâm hoài nghi, thỉnh giáo với thầy Lý: cổ nhân dịch kinh có thể tin tưởng được không? Sự nghi ngờ này nếu như không phá được, đối với lợi ích của kinh điển chúng ta nhất định không đạt được. Thầy Lý nói với tôi: ngày xưa tham gia dịch trường, tham gia phiên dịch kinh điển, ít nhất đều là tam quả trở lên, không phải là phàm nhân. Cho nên đối với kinh điển phải có tâm cung kính, không thể nghi hoặc. Ấn Quang Đại sư nói rất hay: một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích, trăm phần thành kính quí vị liền được trăm phần lợi ích. Không có tâm cung kính, Phật Bồ Tát đến giảng kinh cho quí vị, quí vị cũng không đạt được lợi ích. Vì sao vậy? Vì quí vị hoài nghi, quí vị phê bình. Quí vị làm sao mà đạt được lợi ích? Nhưng tâm thành kính thì không dễ dàng. Cho nên chúng ta học Phật học cả đời, thập tín vị, ngay cả sơ tín vị chúng ta cũng không đạt được. Quí vị nghĩ nghĩ xem sơ tín vị, bốn phiền não này, chúng ta có thể phá được sao? Thân kiến, biên kiến; biên kiến là đối lập, kiến thủ, giới thủ. Kiến thủ là thành kiến trên quả, giới thủ là thành kiến trên nhân. Đây là nói nhân quả, tà kiến, chúng ta có thể đoạn được không? Chỉ cần có một điều quí vị chưa đoạn được, tức quí vị không chứng đắc được Bồ Tát sơ tín vị. Chúng ta học như thế nào, cũng nằm ngoài 51 địa vị chứ chưa vào cửa được! Điều này chúng ta không thể không biết. Thầy giáo nói với tôi: trong trường dịch kinh những nhân viên tham dự này ít nhất cũng là quả vị A na hàm trở lên. Chúng ta còn có lời gì để nói nữa? Người ta có tu có chứng, tam quả thiếu một cấp bậc nữa là chứng A la hán.
Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment