TĐ:3793-Không buông xuống được, vậy phải làm sao ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
TĐ:3793-Không buông xuống được, vậy phải làm sao ?
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 559
*Thời gian từ: 01h23:20:29 – 01h33:43:22
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Kinh Kim Cang lại nói: Nếu tâm thủ tướng, chắc sẽ trước ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả”. Bạn đã trước tướng, chỉ cần trước một thứ, bốn thứ còn lại đều có, nó có sự ràng buộc lẫn nhau. Chúng ta hiểu được vấn đề đó, thì hiểu được những gì chúng ta đang tu là không như pháp, vì thế chướng nạn mới nhiều như thế, có thể hoá giải chướng nạn chăng? Rất khó, khó ở điểm nào? Ở chỗ chúng ta nghe Phật pháp, nhưng chúng ta không thể thay đổi cách nghĩ, liệu có không thủ tướng chăng? Liệu có không chấp trước chăng? Không thể buông bỏ! Phải làm sao?
Biện pháp của Phật pháp là dạy quý vị huân tu thời gian dài. Chỉ cần áp dụng phương pháp đọc kinh, niệm Phật, nghe giảng. Một năm chuyển không được, mười năm. Mười năm không chuyển được, hai mươi năm. Hai mươi năm chuyển không được, ba mươi năm, chắc chắn sẽ chuyển được, tại sao? Thời gian dài, quý vị thực sự đã hiểu, chưa đủ thời gian, cái thấy đó là giả, không thể tin cậy được, tại sao? Cảnh giới hiện ra liền bị xáo trộn, tập khí sai lầm sẽ ào đến. Kết luận một câu, lực lượng huân tập quá yếu đuối, vấn đề ở chỗ đó.
Đại đức tổ sư dạy chúng ta: “Thâm nhập một môn, huân tu lâu dài”, mới hiểu được nó rất chí lí. Tôi thường nói với những người đồng học, tôi không có sở trường, nhưng rất may bao nhiêu năm nay không thoái chuyển, mà mỗi năm lại tiến bộ một ít, nguyên nhân ở đâu? Không rời kinh điển, đấy là cách tôi đối trị tập khí trong tôi, tôi không có kết quả khi ứng dụng những công phu khác. Công phu trì giới không mang lại kết quả, công phu niệm Phật không mang lại kết quả, công phu trì chú cũng không mang lại kết quả. Dùng phương pháp nào mới mang lại kết quả? Cuối cùng tôi nghĩ đến việc giảng kinh. Quý vị không thể không cố gắng chuẩn bị trước lúc giảng kinh, không chuẩn bị tốt, lên bục giảng không biết nói gì, chuyện này gây áp lực lên tâm lí rất nặng.
Mới học giảng kinh, giảng một giờ, phải có bốn mươi giờ chuẩn bị, tuần chỉ có thể giảng hai giờ, suốt một tuần chuẩn bị. Phải soạn bản nháp, phải sửa đi sửa lại bản nháp nhiều lần, như thế mới có thể khống chế được mình, có kết quả. Suốt ngày không rời kinh điển, suốt ngày dạy dỗ, dạy dỗ ở đây, tôi phải đưa ra được những điều tâm đắc trong học tập, chia sẻ với tất cả mọi người.
Có thời gian ở Mỹ, mỗi ngày giảng chín tiếng, tôi nhớ có lúc giảng liên tiếp tám ngày. Lúc trước ở Đài Loan, mỗi tuần, giảng độ ba mươi giờ, không nghỉ chủ nhật, chỉ cách đó ta mới không buông lung, không biếng nhác. Lừa thầy rất dễ, trốn mệt, được, lừa người nghe không dễ. Phía trước là hàng trăm người nghe, nếu không chuẩn bị, không chịu khó học tập, không thể triển khai đề tài. Bởi thế đúng là tựa chúng nương chúng, mọi người giúp ta thành công.
Tôi cảm kích trưởng phòng họ Hàn, bà đã giúp tôi rất nhiều. Ba mươi năm trước, mỗi ngày giảng kinh bà đều sắp đặt giúp tôi, giúp tôi tìm chỗ, giúp tôi hẹn một số đạo hữu đồng học đến nghe kinh. Chúng tôi học giảng, phải có người đến nghe, những người đến nghe tốt nhất là đưa ra những câu hỏi. Khi hỏi mà chúng tôi không giải đáp được, về nhà cố gắng tìm tòi sách vở, tìm sách tham khảo. Ba mươi năm nền tảng đã được vững vàng, bà bèn đi. Khi bà đi, pháp duyên chúng tôi càng tốt thêm, đã lan ra thế giới, chuyện này cũng không phải ngẫu nhiên.
Bởi thế học tập, mấu chốt thành công là nơi chúng ta, người khác trợ duyên cho ta, nhưng ta thực sự có tâm đó, sẽ có người đến giúp, giúp ta thành công.
Bởi thế Kinh Kim Cang nói: “Nếu tâm thủ tướng”, ta sẽ trước vào tứ tướng. “Lại nói, nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức không phải Bồ Tát”. Quý vị sẽ thoái chuyển, không phải Bồ Tát, nên phải ghi nhớ câu đó, trước câu đó là gì? “Nếu tâm thủ tướng”, nếu tâm thủ tướng quý vị sẽ không phải là Bồ Tát. Khởi tâm động niệm, đối nhân xử thế của chúng ta, liệu không thủ tướng ư? Không thủ tướng, Bồ Tát thực, thủ tướng, thọ giới Bồ Tát, đó là Bồ Tát giả, không phải Bồ Tát thực. Kinh Bát Nhã cũng dạy chúng ta như vậy.
Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment