TĐ:3693-Tuy là “pháp môn nhờ tha lực” nhưng cũng nên “thiết nguyện cầu sanh”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
TĐ:3693-Tuy là “pháp môn nhờ tha lực” nhưng cũng nên “thiết nguyện cầu sanh”
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 504
*Thời gian từ: 01h03:14:16 – 01h11:47:15
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Tuy Tịnh tông là pháp môn nhờ tha lực”, Tịnh tông nhờ sức gia trì của oai thần bổn nguyện Phật A Di Đà, đấy gọi là pháp môn tha lực. “Nhưng nếu hành giả không tinh tấn tự tâm, đoạn trừ nghi hoặc, thâm sinh chánh tín, mong được vãng sanh, không chắc được vãng sanh”, đây là lời nói thật. Chỉ nhờ Phật A Di Đà, bản thân không chịu tinh tấn, đoạn nghi sinh tín, chắc chắn quý vị không thể vãng sanh, không có chuyện đó.
Trong Yếu Giải, đại sư Ngẫu Ích đã nói cho chúng ta sáu loại niềm tin, trong sáu loại niềm tin đó, loại thứ nhất là tin bản thân mình. Giống như Niệm Lão nói tính quan trọng của chữ “tự” ở đây. Bản thân mình không phát tâm, làm gì có chuyện cảm ứng? Nhất định cảm ứng phải tương ưng với Phật A Di Đà, chúng ta có một phần cảm, ngài có một phần ứng, có mười phần cảm, ngài có mười phần ứng, có trăm phần cảm, ngài có trăm phần ứng, cùng một đạo lý, chúng ta dùng gì để cảm? Thành kính, thành kính đến cực độ gọi là chí thành cảm thông, chân thành đến cực độ, cảm ứng sẽ có ngay trước mắt, rất nhanh.
Hư Lão hướng về Ngũ đài sơn, đem tâm thành kính với Bồ Tát Văn Thù như thế. Lấy thân mình làm thể hiện tấm lòng thành kính, thể hiện ra ngoài để mọi người cùng thấy, làm cho những người con Phật cảm động khi chứng kiến, học theo mình. Ngài là người tiên phong, đấy chính là những thứ trong tứ đức, thể hiện để mọi người thấy, “oai nghi hữu tắc”. Tôi thể hiện để mọi người thấy, chắc chắc sẽ có người thấy và hiểu được, hiệu quả của việc ngài giúp chúng sinh đã đạt được, làm tâm thành kính trong tâm người khác được thể hiện.
Mấy câu này rất quan trọng, hành nhân chính là bản thân chúng ta, nếu không thể “tự tâm tinh tấn, đoạn trừ nghi hoặc, thâm sinh chánh tín, thiết nguyện cầu sinh”, những câu này rất quan trọng. Nếu thực hiện như những câu này, trong thế gian này, chúng ta không bị ngoại cảnh lay chuyển. Nếu những câu này, chúng ta thấy bản thân có vấn đề, thứ nhất, tự tâm tinh tấn có vấn đề; Thứ hai, đoạn trừ nghi hoặc có vấn đề; Thứ ba, thâm sinh chánh tín có vấn đề; Thứ năm, thiết nguyện cầu sinh có vấn đề, chắc chắn bạn sẽ bị ngoại cảnh lay chuyển.
Ba cửa ải lớn: Danh, lợi, tình. Trong danh bao gồm địa vị, quan trọng nhất trong lợi là của cải. Tình là mối quan hệ giữa nam và nữ, mấy ai phá được ba cửa lớn này? Phá được nó thì đạo nghiệp đã thành tựu. Ba cửa ải này, nếu không vượt được một cửa thì bạn đã đoạ lạc, người xưa có câu: “Lỡ sẩy chân ra muôn kiếp hận hoài”, hối không kịp.
Những người nghiệp chướng nặng nề như chúng ta phải làm sao? Những vấn đề này, ngày nào chúng ta cũng tụng, ngày nào cũng nói những lời giáo huấn của Phật Bồ Tát, giảng cho người khác nghe, nhưng thực tế là giảng cho ta nghe. Chỉ có tụng nhiều, nói nhiều, nó sẽ in sâu vào chúng ta, khi cảnh giới hiện ra, ta sẽ nghĩ đến những gì trong kinh đã nói.
Đây là những lời người xưa đã dạy: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, niệm tham sân si mạn vừa khởi, liền nghĩ đến những điều hàng ngày trong kinh đã nói, quý vị mới có thể làm nhạt, mới có thể buông bỏ. Bởi thế nếu không khắc sâu kinh điển thì không thể ghi nhớ sâu sắc, không thể lúc nào cũng được nhắc nhở, vì nó không khởi tác dụng. Khi mê liền lưu chuyển theo nghiệp, đó là một rắc rối lớn, chỉ có ghi nhớ thật sâu sắc, khi cảnh giới hiện ra nó liền khởi tác dụng, gọi là chiếu, gọi là quán chiếu. Có thể nhìn thấu được tiền nhân hậu quả của những chuyện này, nhìn thấu là gì? Giả, không phải thật. Trong giả có nghiệp báo, nghiệp báo rất khổ, tự nhiên liền dừng lại ngay.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment