TĐ:3658- Sự khác biệt cơ bản giữa “kiến thức” và “trí tuệ”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
TĐ:3658- Sự khác biệt cơ bản giữa “kiến thức” và “trí tuệ”
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 475
*Thời gian từ: 00h01:49:27 – 00h09:00:04
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Sí thạnh như hỏa, thiêu phiền não tân”, bắt đầu xem từ câu này. Bên dưới là chú giải:
Hỏa ví như trí tuệ, tân tượng trưng cho phiền não, tân là củi. Lửa trí tuệ có thể đốt cháy phiền não, tượng trưng cho ý này. Trí tuệ Bồ Tát mãnh liệt sắc bén, rực cháy như lửa, đoạn trừ phiền não, như lửa đốt cháy củi, đây là giải thích câu trên. Thế nên trí tuệ quan trọng hơn bất cứ điều gì trong cuộc đời. Ngày nay trên địa cầu xảy ra nhiều vấn đề, xã hội động loạn, địa cầu thiên tai quá nhiều, vấn đề căn bản chính là trí tuệ và tri thức. Hiện nay con người đều cầu trri thức, tri thức đến từ bên ngoài. Bậc cổ nhân của Trung quốc và Ấn độ cầu là trí tuệ, trí tuệ xuất phát từ nội tâm, hai vấn đề này khác nhau. Tuệ từ đâu đến? Tuệ sanh ra từ định, định chính là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Nếu tâm thật sự có thể thanh tịnh bình đẳng, trí tuệ liền sanh khởi, nên nó không phải bên ngoài đến.
Những tri thức học được bên ngoài, tất cả đều biến thành trí tuệ, gọi là hậu đắc trí. Nếu không có tuệ, không có định, dù quý vị có học rộng hiểu nhiều cũng không liên quan đến trí tuệ. Tri thức có thể phát hiện ra vấn đề, nhưng không thể giải quyết vấn đề, chỉ có trí tuệ mới giải quyết được vấn đề mà không để lại di chứng về sau, có thể giải quyết triệt để mọi vấn đề.
Ở phương đông, khu vực Châu Á này, mấy ngàn năm nay, từ đời này qua đời khác đều tuân thủ phương pháp này, đặc biệt là Trung quốc, không xảy ra những động loạn quá lớn. Trong ghi chép của lịch sử, người nước ngoài học lịch sử Trung quốc, không ai không khâm phục. Một đất nước lớn như vậy, nhiều dân tộc như vậy, lịch sử dài như vậy, quốc gia thống nhất mà không giải thể, đây là một kỳ tích đầu tiên. Kỳ tích thứ hai là nền trị an lâu dài cả mấy ngàn năm nay. Thế nên có một số người nước ngoài hỏi, rốt cuộc là vì sao, vì sao họ có thể làm được? Đây là lý tưởng chung của nhân loại, họ không làm được, nhưng người xưa làm được. Đây là điều họ không ngờ đến, đây chính là sự khác nhau giữa trí tuệ và tri thức.
Người phương tây tìm kiếm tri thức, tri thức của thế kỷ 21 đang bùng nổ. Bùng nổ tri thức là nhân, bùng nổ địa cầu là quả. Trí tuệ không bùng nổ, tri thức sẽ bùng nổ, đem đến phiền phức rất lớn. Thế nên khi chúng ta đã giác ngộ, liền quay đầu tìm trí tuệ, vấn đề thật sự được giải quyết. Trong đoạn kinh giải này, chúng ta sẽ thảo luận đến vấn đề này.
Thế nên khai thị này quả thật rất hay, Bồ Tát tu hành chủ yếu chính là cầu trí tuệ. Giới là kỹ xảo giúp quý vị đạt định, định là đầu mối then chốt, từ định khai trí tuệ, trí tuệ mới là mục đích. Vị vậy người phương đông nói khai ngộ, ngộ tánh.
Lúc chúng tôi còn nhỏ học tiểu học, thầy giáo quan sát học trò, vẫn rất coi trọng ngộ tánh. Em này có ngộ tánh chăng, có ngộ tánh phải đặc biệt quan tâm, giúp chúng trưởng thành, trở thành nhân tài. Ngộ tánh kém một chút, như vậy phải dạy chúng kỹ thuật, tương lai chúng có sở trường kỹ thuật làm năng lực mưu sinh. Người có ngộ tánh, sẽ nỗi bật từ trên học thuật, từ điển tích thánh hiền, từ trong kinh điển của Chư Phật Bồ Tát, thật sự ngộ nhập cảnh giới thánh hiền.
Thế nên trí tuệ Bồ Tát mãnh liệt sắc bén, dùng “cháy rực như lửa” để làm ví dụ, giống như lửa cháy một cách mãnh liệt. Phiền não chính là củi, ném vào trong lửa liền bị đốt cháy. Trí tuệ có thể hóa giải phiền não, có thể chuyển phiền não thành trí tuệ, nói như hiện nay, chính là chuyển tri thức thành trí tuệ. Họ có năng lực này, nên có thể giải quyết vấn đề.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment