TĐ:3636-Sự liên quan giữa kinh Lăng-nghiêm và pháp môn Niệm Phật

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
TĐ:3636-Sự liên quan giữa kinh Lăng-nghiêm và pháp môn Niệm Phật
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 451
*Thời gian từ: 00h17:25:20 – 00h22:48:21
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Có lần, lúc đó tôi đã xuất gia, chùa Lâm Tế mở giới đàn, tôi làm công quả trong giới đàn. Có mấy sinh viên năm tư khoa triết trường đại học Đài Loan, họ là lớp sắp tốt nghiệp, dẫn theo một vị giáo sư của họ đến thăm tôi, là giáo sư khách mời người Nhật của đại học Đài Loan, đến thăm tôi, thật hiếm có. Vị giáo sư này hỏi tôi tôi học những kinh điển nào, lúc đó tôi đang học Kinh Lăng Nghiêm, đang theo thầy học, vẫn chưa học xong Kinh Lăng Nghiêm.
Ông hỏi tôi tu pháp môn gì? Tôi nói tôi tu pháp môn niệm Phật, biết sự thù thắng của pháp môn niệm Phật, ông cảm thấy rất kinh ngạc. Ông nói Kinh Lăng Nghiêm với pháp môn niệm Phật có liên quan như thế nào? Thái độ của ông, tư thái rất cao, rất khinh mạn câu trả lời của tôi, không để vào mắt. Tôi hỏi ngược lại ông ta, tôi nói: Đại Thế Chí, Quan Thế Âm Bồ Tát với Tịnh độ có liên quan như thế nào? Tôi không hỏi thì ông không biết, câu hỏi này đã đốn ngã ông ta.
Chương viên thông thứ 25, 25 phương pháp tu hành khác nhau, đều thành Phật, đều thành chánh đạo. Quan Âm, Thế Chí xếp sau cùng trong 25 chương, là pháp môn đặc biệt. Vì sao không xếp Đại Thế Chí ở sau cùng, lại xếp Quan Thế Âm Bồ Tát ở sau cùng? Quan Thế Âm Bồ Tát khế hợp căn cơ của người thế gian nhất, khế cơ nhất, cho nên để ở thứ nhất. Ngài trở thành đệ nhất, quan trọng nhất, chủ yếu nhất.
Đại Thế Chí cũng là pháp môn đặc biệt, pháp môn của ngài Đại Thế Chí, có thể khế hợp căn cơ hết thảy chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới. Quan Thế Âm đặc biệt khế hợp căn cơ chúng sanh trong địa cầu của chúng ta.
Trên thực tế Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí đều giống nhau, cũng là biến pháp giới hư không giới, nhưng đặc biệt khế hợp căn cơ người trên trái đất chúng ta. Cho nên sự sắp xếp này đều có học vấn không phải sắp xếp tùy tiện. Tôi phân tích như vậy, khiến ông ta không còn lời nào để nói.
Quý vị thấy nghiên cứu Phật học, nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm, ngay điều này cũng không biết. Như trong những điểm nhỏ này đều tồn tại đạo lý lớn, những điều kỳ diệu đều ở trong đây. Tinh hoa của toàn bộ Kinh Lăng Nghiêm, không phải đều nằm trong biểu tượng trên thân hai vị Bồ Tát này này ư? Nói cách khác chúng ta dùng pháp môn niệm Phật để tu Lăng Nghiêm, thành tựu không thể nghĩ bàn. Phật hỏi về vấn đề viên thông, hỏi những đệ tử trong hội của ngài: Quý vị tu như thế nào để thành vô thượng đạo? Mỗi vị Bồ Tát đều đưa ra giải đáp, sau cùng đem hai vị xếp ở vị trí sau cùng. Những vấn đề này, trong kinh Phật rất nhiều, nhất định không thể sơ suất.
Thế nên hai vị Bồ Tát này có duyên rất lớn với người niệm Phật, chỉ cần là người niệm Phật nhất định phải nhiếp độ họ.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment