TĐ:3603- “Phật sự” vì sao lại diễn biến thành “kinh sám & siêu độ” ?
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 435
*Thời gian từ: 01h20:32:22 – 01h38:47:21
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Thập phương đại sĩ hoan hỷ tín thọ, đây thật sự là vạn phần thành kính, họ nghe pháp được vạn phần lợi ích, được viên mãn.
Trong phần giới thiệu sau cùng này nói: “Thử trung Di Đà thuyết pháp, nãi Thích Tôn chuyển thuật”. Di Đà không ở thế giới chúng ta thuyết pháp. Di Đà thuyết pháp, Đức Thế Tôn đã tham gia. Đức Thế Tôn tự mình thấy tự mình nghe, đem những gì Phật A Di Đà nói, nói lại cho chúng ta nghe, chuyển thuật.
“Đản lưỡng độ đạo sư”, đạo sư là xưng hô đối với Phật. Danh từ này trong Phật pháp vô cùng tôn kính, dẫn dắt chúng ta tu học chứng quả, người thầy này mới được gọi là đạo sư. Phật A Di Đà là đạo sư của thế giới Cực Lạc, Phật Thích Ca là đạo sư của thế giới chúng ta. Những gì hai vị đạo sư này chứng được đều viên mãn, nên Đức Thế Tôn không khác với Phật Di Đà, Di Đà cũng không khác với Đức Thế Tôn. Những gì họ chứng được đều là cứu cánh viên mãn, cùng một địa vị.
“Thế Tôn khẩu thuật hà dị Di Đà thân đàm”. Khiến chúng ta sanh khởi tâm cung kính đối với Đức Thế Tôn. Chúng ta phải hiểu Phật Phật đạo đồng. Đối với Đức Thế Tôn liền sanh khởi tâm cung kính. Tâm cung kính là tự mình được lợi ích, một phần cung kính một phần lợi ích, mười phần cung kính mười phần lợi ích. Không liên quan đến Đức Thế Tôn, mà nó liên quan với chính mình rất lớn. Tôn sư trọng đạo là tôn trọng chính mình, đạo lý này cần phải hiểu. Không phải thầy giáo hy vọng chúng ta cung kính, thầy giáo hy vọng chúng ta cung kính, thì vị thầy này chưa buông bỏ tâm danh lợi. Họ là phàm phu, họ không phải là thánh nhân. Thầy dạy chúng ta phải có tâm tôn sư trọng đạo, trên thực tế là tôn trọng chính mình. Ý nghĩa này không thể không biết, không thể hiểu sai.
Hiện nay con người đối với ý này, ý nghĩa thật sự biết không nhiều, tất cả đều bị bóp méo. Thái độ bị méo mó, thánh giáo không cách nào tiếp thu được. Cho nên con người trong thời đại của chúng ta đọc kinh, thật sự dùng tâm chân thành cung kính để đọc kinh, cũng đồng nghĩa với việc tham dự nghe pháp trong giảng đường ở thế giới tây phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, không có gì khác. Tất cả phân biệt đều là chấp trước hư vọng của phàm phu, sai chính là sai ở chỗ này.
Phần sau của đoạn này.“Phục tán văn pháp đại sĩ tự lợi lợi tha”, đó chính là những người trong mười phương thế giới vãng sanh đến thế giới Cực Lạc. Chúng ta biết khi chưa đi căn tánh quá sai biệt. Khi đến thế giới Cực Lạc đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát, trình độ hình như đều nâng lên rất gần.
“Thọ ký thành Phật”. Thọ ký dùng cách nói hiện nay chính là bảo đảm quý vị học tập viên mãn thành tựu. Câu này không có người thầy thứ hai nào trên thế gian dám nói. Có người thầy nào đối với học sinh dám bảo đảm họ thành tựu? Không dám nhưng Phật dám nói. Trí tuệ của Phật, thần thông của Phật, đạo lực của Phật viên mãn cứu cánh. Ngài cũng có thể giúp chúng ta cứu cánh viên mãn.
Chúng ta xem kinh văn. “Phục thứ A nan, thập phương thế giới, chư Bồ Tát chúng, vi dục chiêm lễ, Cực Lạc thế giới, Vô Lượng Thọ Phật, các dĩ hương hoa, tràng phan bảo cái, vãng nghệ Phật sở, cung kính cúng dường, thính thọ kinh pháp, tuyên bố đạo hóa, xưng tán Phật độ, công đức trang nghiêm. Nhĩ thời Thế Tôn, tức thuyết tụng viết”.
Bài kệ tụng bên dưới chính là Phật A Di Đà nói. Đức Thế Tôn chuyển nói với chúng ta. Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Tổ. Chiêm là chiêm lễ, chiêm nghĩa là hướng lên trên, nghĩa là hướng về trước xem. Ở đây là ngưỡng vọng, địa vị, đức hạnh, trí tuệ của Phật quá cao. Chúng ta ngẩng đầu ngưỡng vọng ngài, đây là biểu hiện sự cung kính.
“Thính thọ kinh pháp, tuyên bố đạo hóa giả”. Trong Hội Sớ giải thích, nghe và thọ trì Phật Di Đà thuyết kinh pháp. Đây là nghe thọ, nghe là thấu hiểu, thọ là tiếp nhận, tiếp nhận như thế nào? Ngày nay chúng ta nói, đem những gì Phật Bồ Tát dạy chúng ta, biến thành sinh hoạt, tư tưởng, hành vi thực tế của mình.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 435
*Thời gian từ: 01h20:32:22 – 01h38:47:21
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Thập phương đại sĩ hoan hỷ tín thọ, đây thật sự là vạn phần thành kính, họ nghe pháp được vạn phần lợi ích, được viên mãn.
Trong phần giới thiệu sau cùng này nói: “Thử trung Di Đà thuyết pháp, nãi Thích Tôn chuyển thuật”. Di Đà không ở thế giới chúng ta thuyết pháp. Di Đà thuyết pháp, Đức Thế Tôn đã tham gia. Đức Thế Tôn tự mình thấy tự mình nghe, đem những gì Phật A Di Đà nói, nói lại cho chúng ta nghe, chuyển thuật.
“Đản lưỡng độ đạo sư”, đạo sư là xưng hô đối với Phật. Danh từ này trong Phật pháp vô cùng tôn kính, dẫn dắt chúng ta tu học chứng quả, người thầy này mới được gọi là đạo sư. Phật A Di Đà là đạo sư của thế giới Cực Lạc, Phật Thích Ca là đạo sư của thế giới chúng ta. Những gì hai vị đạo sư này chứng được đều viên mãn, nên Đức Thế Tôn không khác với Phật Di Đà, Di Đà cũng không khác với Đức Thế Tôn. Những gì họ chứng được đều là cứu cánh viên mãn, cùng một địa vị.
“Thế Tôn khẩu thuật hà dị Di Đà thân đàm”. Khiến chúng ta sanh khởi tâm cung kính đối với Đức Thế Tôn. Chúng ta phải hiểu Phật Phật đạo đồng. Đối với Đức Thế Tôn liền sanh khởi tâm cung kính. Tâm cung kính là tự mình được lợi ích, một phần cung kính một phần lợi ích, mười phần cung kính mười phần lợi ích. Không liên quan đến Đức Thế Tôn, mà nó liên quan với chính mình rất lớn. Tôn sư trọng đạo là tôn trọng chính mình, đạo lý này cần phải hiểu. Không phải thầy giáo hy vọng chúng ta cung kính, thầy giáo hy vọng chúng ta cung kính, thì vị thầy này chưa buông bỏ tâm danh lợi. Họ là phàm phu, họ không phải là thánh nhân. Thầy dạy chúng ta phải có tâm tôn sư trọng đạo, trên thực tế là tôn trọng chính mình. Ý nghĩa này không thể không biết, không thể hiểu sai.
Hiện nay con người đối với ý này, ý nghĩa thật sự biết không nhiều, tất cả đều bị bóp méo. Thái độ bị méo mó, thánh giáo không cách nào tiếp thu được. Cho nên con người trong thời đại của chúng ta đọc kinh, thật sự dùng tâm chân thành cung kính để đọc kinh, cũng đồng nghĩa với việc tham dự nghe pháp trong giảng đường ở thế giới tây phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, không có gì khác. Tất cả phân biệt đều là chấp trước hư vọng của phàm phu, sai chính là sai ở chỗ này.
Phần sau của đoạn này.“Phục tán văn pháp đại sĩ tự lợi lợi tha”, đó chính là những người trong mười phương thế giới vãng sanh đến thế giới Cực Lạc. Chúng ta biết khi chưa đi căn tánh quá sai biệt. Khi đến thế giới Cực Lạc đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát, trình độ hình như đều nâng lên rất gần.
“Thọ ký thành Phật”. Thọ ký dùng cách nói hiện nay chính là bảo đảm quý vị học tập viên mãn thành tựu. Câu này không có người thầy thứ hai nào trên thế gian dám nói. Có người thầy nào đối với học sinh dám bảo đảm họ thành tựu? Không dám nhưng Phật dám nói. Trí tuệ của Phật, thần thông của Phật, đạo lực của Phật viên mãn cứu cánh. Ngài cũng có thể giúp chúng ta cứu cánh viên mãn.
Chúng ta xem kinh văn. “Phục thứ A nan, thập phương thế giới, chư Bồ Tát chúng, vi dục chiêm lễ, Cực Lạc thế giới, Vô Lượng Thọ Phật, các dĩ hương hoa, tràng phan bảo cái, vãng nghệ Phật sở, cung kính cúng dường, thính thọ kinh pháp, tuyên bố đạo hóa, xưng tán Phật độ, công đức trang nghiêm. Nhĩ thời Thế Tôn, tức thuyết tụng viết”.
Bài kệ tụng bên dưới chính là Phật A Di Đà nói. Đức Thế Tôn chuyển nói với chúng ta. Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Tổ. Chiêm là chiêm lễ, chiêm nghĩa là hướng lên trên, nghĩa là hướng về trước xem. Ở đây là ngưỡng vọng, địa vị, đức hạnh, trí tuệ của Phật quá cao. Chúng ta ngẩng đầu ngưỡng vọng ngài, đây là biểu hiện sự cung kính.
“Thính thọ kinh pháp, tuyên bố đạo hóa giả”. Trong Hội Sớ giải thích, nghe và thọ trì Phật Di Đà thuyết kinh pháp. Đây là nghe thọ, nghe là thấu hiểu, thọ là tiếp nhận, tiếp nhận như thế nào? Ngày nay chúng ta nói, đem những gì Phật Bồ Tát dạy chúng ta, biến thành sinh hoạt, tư tưởng, hành vi thực tế của mình.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments