TĐ:3516-Xuất gia , ra khỏi nhà, bạn ra khỏi cái “nhà” nào ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
29 Views
TĐ:3516-Xuất gia , ra khỏi nhà, bạn ra khỏi cái “nhà” nào ?
Danh sách phát:[3401~3600] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrjdfljKrCPGuPQQvkJ_0eD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 393
*Thời gian từ: 00h42:09:06 – 00h51:04:06
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Nhi tác sa môn”, sa môn chính là người tu hành, làm một vị tăng. Luận Tỳ Bà Sa nói: “Gia thị phiền não nhân. Phu xuất gia giả, vi diệt cấu lụy, cố nghi viễn ly dã”. Gia_có nhà là có phiền não, cho nên chữ nhà này, văn tự của Trung Quốc rất hay. Nó là phù hiệu của trí tuệ, trên toàn thế giới không tìm được nhà thứ hai. Chúng ta đem chữ nhà này dùng chữ triện để viết, thì quý vị đã rõ, vừa nhìn thì đã hiểu được ý nghĩa của nó. Cái che phía trên, dùng chữ triện viết, thì giống như một cái phòng, giống cái phòng, giống như vẻ một cái phòng vậy. Trong phòng là cái gì? Là một con heo, tượng trưng cái gì? Tượng trưng cho ý nghĩa mê hoặc điên đảo. Văn tự Trung Quốc là phù hiệu của trí tuệ, quý vị tuy không biết đọc như thế nào, nhưng quý vị nhìn hình dáng của nó, là có thể hiểu được ý nghĩa.
Trong cái phòng nhỏ là một con heo, cho nên chữ này ý nghĩa không hay, không phải một việc tốt. Lão tổ tông dùng loại phù hiệu, này chính là luôn luôn nhắc nhở chúng ta, nhà không thể lưu luyến. Lưu luyến thì vĩnh viễn không ra được luân hồi sáu nẻo, thực sự là nhân duyên của phiền não. Vậy còn xuất gia? Xuất gia là vì diệt, cấu là ô nhiễm, lụy là mệt mõi, phiền não. Nói cách khác là vì diệt phiền não, cho nên thoát li ngôi nhà này.
Rời xa, quan trọng nhất là trong tâm rời xa, sự không sao cả, sự là cái gì? Sự sự vô ngại, chướng ngại nhất chính là ý nghĩ. Trong tâm có, trên mặt sự đã xuất gia rồi, nhưng tâm vẫn còn, như vậy là chưa xuất gia, có thể tạo nghiệp càng nặng. Trái lại không bằng cư sĩ tại gia học Phật, họ thật sự buông xã gia gia đình, thật sự đã không ô nhiễm, cao minh.
Cho nên trong Phật pháp nói nhà, nhà có ruộng đất, nhà có phiền não, nhà có sanh tử, nhà có luân hồi, quý vị ra khỏi nhà nào? Nhà có ruộng đất chính là của người bình thường chúng ta bây giờ, cái này không quan trọng, nên ra khỏi nhà phiền não, phải ra khỏi nhà sanh tử. Ý nghĩa xuất gia này thật thâm sâu.
Xuất cũng có bốn loại, loại thứ nhất: “thân xuất tâm bất xuất”, thân xuất gia rồi, trong tâm ngày ngày vẫn nhớ đến nhà, nhớ đến người thân quyến thuộc không buông được. Thân ra rồi tâm chưa ra, không ích gì. Loại thứ hai: “tâm xuất thân bất xuất”, cư sĩ ở nhà tu hành họ thật đã ra rồi, vì sao? Tâm họ đã ra, thân tuy có, trong tâm họ không có, cái này cao! Loại thứ ba: Thân tâm đều xuất, chính là thực sự là người xuất gia, tiêu chuẩn của người xuất gia. Loại thứ tư: “thân tâm đều không xuất”, đây là người ở nhà không học Phật, hoặc giả lúc học Phật, nhưng rất lưu luyến nhà, phàm phu tạo nghiệp. Cho nên nhà có bốn loại, xuất cũng có bốn loại.
Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế, ngài hiện bày ra cho chúng ta, ngài là thân tâm đều xuất, nên Phật chứng được quả vị tối cao. Còn có một cư sĩ tại gia Duy Ma Cật, Duy Ma Cật thị hiện là tâm xuất thân không xuất, ngài cũng thành Phật. Điều này nói, thân xuất hay không không sao cả, quan trọng nhất là tâm. Cư sĩ tại gia có thể thành Bồ Tát có thể thành Phật.
Đức Thế Tôn khi còn tại thế, hai vị Phật đồng thời xuất hiện ở thế gian, một là Phật tại gia, một là Phật xuất gia. Quý vị đi đọc Kinh Duy Ma, quý vị thấy cư sĩ Duy Ma giảng kinh dạy học, Phật Thích Ca Mâu Ni phái đệ tử của ngài đi nghe kinh. Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ đệ nhất trong hội của Thế Tôn, Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất. Phái những đệ tử này đi nghe cư sĩ Duy Ma giảng kinh, thấy được cư sĩ Duy Ma đảnh lễ ba bái, đi nhiễu phía hữu ba vòng. Sự cung kính lễ tiết đó cũng giống như đối với Phật Thích Ca Mâu Ni vậy.
Cho nên Phật pháp là sư đạo, sư đạo là vị thầy lớn nhất. Không thể nói thầy này là người xuất gia, đại sư chúng ta gặp họ phải nên cung kính, còn thầy giáo này là cư sĩ chúng ta xuống thấp một bậc, tâm liền khinh mạn. Như vậy là sai, hoàn toàn sai rồi, căn bản không hiểu được, cư sĩ tại gia tu hành chứng quả không khác gì xuất gia Bồ Tát. Nói cách khác, rốt cuộc tu hành là nên xuất gia hay nên tại gia? Nhân duyên mỗi người không giống nhau, không có chướng ngại.
Giống như những đạo lý này bây giờ không ai giảng

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment