TĐ:3398- Thành Phật khó ở chỗ còn lưu luyến thế gian

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
TĐ:3398- Thành Phật khó ở chỗ còn lưu luyến thế gian
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 316
*Thời gian từ: 01h28:23:00 – 01h36:10:01
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Dùng cách nói bây giờ để hình dung về Đức Thế Tôn thì ngài là người trẻ tuổi, thông minh, hiếu học. Tu tập đạt được tứ thiền bát định, đối với các việc trong lục đạo đều rất rõ ràng. Trên đến cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, dưới đến địa ngục A Tỳ, tất cả đều nhận biết được. Tận mắt nhìn thấy, tận tai nghe thấy, đều nhận biết được hết. Lục đạo từ đâu mà có, vì sao có lục đạo, ngoai lục đạo ra còn thế giới nào khác chăng? Những vấn đề này các tôn giáo đương thời không thể giải đáp, các học phái Ấn Độ cũng không cách nào giải đáp được.
Nên Đức Thế Tôn đã biểu diễn cho chúng ta thấy, ngài ngồi dưới cội bồ đề và buông bỏ hết sở học của mười hai năm đó. Vì sao? Không buông bỏ đó gọi là sở tri chướng, sẽ chướng ngại chúng ta được định, chướng ngại ta khai ngộ. 19 tuổi ngài rời xa gia đình là buồn bỏ phiền não chướng, cũng chính là ngài đã buông bỏ kiến tư phiền não. Năm 30 tuổi ngài buông bỏ trần sa phiền não. Nói cách khác, cuối cùng ngài buông bỏ được vô minh phiền não và nhập vào cảnh giới thiền định sâu hơn. Nhập vào tự tánh bản định, đây là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Đến đây là đã thành Phật, đạt được cứu cánh viên mãn.
Nhưng thật sự đáng nể, thì Lục Tổ Huệ Năng thị hiện còn đáng nể hơn. Đức Thế Tôn buông bỏ ba giai đoạn chúng ta đều biết và có thể thấy. Còn ngài Huệ Năng đồng thời buông bỏ gọi là đốn xả, đốn siêu, đốn ngộ. Điều này nói lên rằng phàm phu thành Phật không khó. Khó chỗ nào? Khó ở chỗ khó phân ly khó xả bỏ. Thân tình khó phân ly, danh văn lợi dưỡng của thế gian khó xả bỏ. Khó là khó ở chỗ này. Nếu chúng ta nhìn thấu suốt, thì tất cả đều là giả không phải thật!
Trong Kinh Kim Cang nói rất hay, “Nhất thiêt hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”. Nhất thiết hữu vi pháp, hữu vi pháp chính là pháp có sanh có diệt, nó như mộng huyễn như bọt nước. “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Nói cho ta biết ba tâm bất khả đắc, đến hiện tượng tinh thần cũng không có. Thật sự nhìn thấu suốt, nên đã thật sự buông bỏ. Ngài Huệ Năng quá tuyệt vời, ngài đã thật sự nhìn thấu suốt nên ngài đã thật sự buông bỏ. Chỉ nghe mấy câu kinh ngài liền đại triệt đại ngộ, y bát của Ngũ Tổ hoằng Nhẫn liền truyền cho ngài. Năm đó ngài mới 24 tuổi, Đức Thế Tôn thị hiện thành Phật năm 30 tuổi. Đây đều là hiện thân thuyết pháp. Đây là chứng chuyển trong tam chuyển pháp luân mà trong giáo lý thường đề cập đến, đã chứng minh cho chúng ta thấy.
Trong Kinh Di Đà nói đến vãng sanh. Nếu một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày. Điều này Doanh Khả pháp sư đời nhà Tống đã chứng minh cho chúng ta, ngài chỉ niệm Phật ba ngày. Ba ngày ba đêm niệm Phật A Di Đà. Phật A Di Đà nói với pháp sư: ngươi còn mười năm thọ mạng, đợi khi thọ mạng đến ta sẽ tiếp dẫn ngươi. Doanh Khả pháp sư nói với ngài: Con không cần, cn không cần mười năm thọ mạng đó, bây giờ con muốn đi. Phật A Di Đà nhận lời. Được! Ba ngày sau ta đến tiếp dẫn ngươi. Ba ngày sau pháp sư thật sự vãng sanh, không hề bị bệnh. Điều này nói rõ niệm Phật từ một ngày đến bảy ngày thật sự được vãng sanh, đây là thật không phải giả. Vấn đề là ta có thật sự tin hay không. Có thật sự muốn vãng sanh thế giới Cực lạc không. Ở thế gian này không có chút lưu luyến nào. Ý niệm này có thể cảm ứng Phật A Di Đà.
Ta muốn vãng sanh tại sao Phật A Di Đà không đến? Vì đối với thế gian này ta còn lưu luyến. Đức Phật rất từ bi, theo nguyện vọng của chúng ta nên ngài không đến. Thật sự không còn ý niệm lưu luyến nào nữa, ngài liền đến ngay. Chẳng những có kinh văn, mà còn có những điển hình thực tế có thể chứng minh. Chúng ta thực sự hiểu rõ, đã tỉnh không còn mê hoặc. Một lòng xưng niệm Phật A Di Đà, chỉ cần bộ kinh này và một câu danh hiệu, nhất định trong một đời này thành Phật viên mãn. Buông bỏ phiền não chướng, buông bỏ sở tri chướng. Hai loại chướng ngại này không còn nữa, thì kiến tánh không khó.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment