TĐ:3298- Căn nguyên của thiện pháp “thế - xuất thế gian”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
TĐ:3298- Căn nguyên của thiện pháp “thế - xuất thế gian”
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 235
*Thời gian từ: 01h07:03:12 – 01h12:33:17
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Cổ nhân nói rất hay, cổ nhân rất có trí tuệ, chồng đối với vợ, quý vị có thể không kính họ chăng? Vì sao phải kính vợ? Vì họ dưỡng dục đời sau của gia đình quý vị, công việc này rất lớn lao. Gia đình quý vị được truyền từ đời này qua đời khác là nhờ ai? Nhờ vợ, có thể không kính được chăng? Đối với trẻ em quý vị có thể không kính ư? Họ là người nối dõi tông đường của quý vị, vì thế phải kính chúng. Có thể không kính thân thể chính mình ư? Thân thể này, đồng nghĩa nói cha mẹ là gốc cây, thân thể của mình là cành lá. Tất cả đều đến từ kính cha mẹ, kính tổ tông!
Hiểu rõ đạo lý này, giữa người và người có năm mối liên quan, gọi là ngũ luân. Ngũ luân là một đoàn thể, ngũ luân là một nhà, người một gia đình. Cha con, vợ chồng, anh em, vua tôi, bạn bè, ngũ luân là người một nhà. Danh từ đoàn kết này ngày xưa không có, là từ bên ngoài truyền vào. Người xưa đều là người một nhà, họ vốn là đoàn kết tự nhiên, đoàn kết trong ngũ luân là quy luật đại tự nhiên.
Bây giờ người học Phật đã biết, Phật pháp là toàn thể vũ trụ, là nhất thể, như vậy là nói phạm vi càng lớn. Lão tử nói tương ưng với điều này, thiên địa cùng gốc rễ với tôi, vạn vật với tôi là nhất thể. Hiện nay các nhà lượng tử lực học cũng nói như thế, hoàn toàn không sai. Tất cả chúng sanh với ta là nhất thể, sao ta có thể bất hiếu? Sao có thể bất kính được? Thật sự hiểu được hai chữ này, hai chữ này là nền tảng, nền tảng chủ yếu là hiếu, kính là từ hiếu sinh ra, nền tảng thứ hai. Ngũ luân từ đây sanh ra, ngũ thường cũng phát sinh từ đây. Cho nên ngũ luân đều là hiếu, đều là hiếu kính, ngũ thường cũng là hiếu kính, tứ duy bát đức vẫn là hiếu kính. Tám vạn bốn ngàn tế hạnh của Bồ Tát là hiếu kính, 3000 oai nghi của Thanh văn đều là hiếu kính. Làm đến trình độ nhất định, chính là một cảnh giới, cảnh giới tự nhiên. Cảnh giới này là gì? Thanh tịnh của chân tâm.
Trên đề kinh này nói ra ba tiêu chuẩn, là thanh tịnh, bình đẳng, giác, đến thanh tịnh liền có cảm ứng. Giống như nước vậy, nó liền có cảm ứng. Tất cả chúng sanh khởi tâm động niệm, sự giao động này ta hoàn toàn tiếp nhận được. Bình đẳng là thiền định càng thâm sâu, đại triệt đại ngộ là thiền định viên mãn, vì thế có thể đạt được từ vô ngại.
Từ vô ngại cạn nhất là A la hán, dưới A la hán cũng có.
Ở trước chúng ta đã học sáu loại thần thông, tha tâm thông trong lục thông chính là từ vô ngại. Người có tha tâm thông, họ biết khởi tâm động niệm trong tâm người khác, giống như nước vậy.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment