CHỈ CẦN BẠN KHAI PHÁ BẢO TÀNG TRONG TÂM ĐỊA, NÓI CHO BẠN BIẾT TOÀN BỘ PHÁP THẾ GIAN, XUẤT THẾ GIAN ĐỀU THÔNG ĐẠT, HẾT THẢY ĐỀU CHẲNG CÓ CHƯỚNG NGẠI.
Chữ thứ hai là Tạng, Tạng nghĩa là chứa, hàm chứa, người thế gian chúng ta gọi là kho chứa, kho báu. Trân bảo của người thế gian đều phải cất giữ đàng hoàng, những của cải này có thể bảo đảm an toàn cho đời sống của họ. Nếu mất đi tiền tài, của báu, thì họ sẽ cảm thấy lo sợ, đời sống chẳng được bảo đảm, thế nên người thế gian ai cũng hy vọng cất dấu những trân bảo, tiền tài này. Phật dùng việc này để tỷ dụ, trong tự tánh chúng ta có kho báu, đó là “Tam Ðức Bí Tạng” trong chân tâm tự tánh của chúng ta. “Pháp thân” là chân thân, Tông Môn gọi là “mặt mũi vốn sẵn có khi cha mẹ chưa sanh ra”. Bổn lai diện mục là Pháp thân, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng dơ chẳng sạch. Thứ hai là Bát Nhã, Bát Nhã là trí huệ, trí huệ cứu cánh viên mãn trong tự tánh vốn sẵn có đầy đủ, chẳng phải đến từ bên ngoài. Vô lượng vô biên trí huệ, thế giới ấy, phương kia, quá khứ, vị lai không có gì chẳng biết, đó là “sở tri”(những gì mình biết). Sở tri hiện tại chẳng biết, chẳng biết thì trở thành chướng ngại. Sở tri là vốn sẵn có, hiện nay có một cái chướng, che lấp sở tri của mình, đó gọi là Sở Tri chướng. Dụng ý của tên gọi Sở Tri chướng và Phiền Não chướng khác nhau; phiền não chính là chướng ngại, sở tri chẳng phải chướng ngại, cái chướng gây chướng ngại cho sở tri gọi là Sở Tri chướng.
Phật thuyết pháp cho chúng ta, Phật nói: “Ngã”, nhưng chẳng chấp trước Ngã, việc này rất cao minh. Lục Tổ hỏi Vĩnh Gia: Ông còn có phân biệt hay không? Vĩnh Gia đáp rất hay: Phân biệt cũng chẳng phải ý. Tôi phân biệt tức là chẳng có phân biệt, trong tâm thực sự chẳng có phân biệt, sạch sẽ. Phân biệt cái gì? Vì đại chúng phân biệt. Cho nên “nói tức là không nói, không nói tức là nói”, bạn muốn nói là “nói”, bạn chẳng hiểu ý của “không nói” (vô thuyết), bạn cũng chẳng hiểu ý của Phật. Nếu “nói” và “không nói” phân cắt thành hai, “nói” cũng sai, “không nói” cũng sai.
Nói là gì? Phân biệt, chấp trước; Không nói là vô minh, đều lọt vào hai bên. Phải biết Nói và Không nói là một, chẳng phải hai, “nói tức là không nói, nghe tức là không nghe”, bạn thông rồi, chướng ngại đều chẳng còn. Nếu bạn thể hội được chuyện này thì chân tướng của vũ trụ nhân sinh sẽ rõ ràng, bạn sẽ chân chánh nhập vào pháp môn bất nhị. Người thế gian đáng thương sống trong “tương đối”, tương đối tức là hai, đối lập. Nói Lớn đối lại với Nhỏ, nói Vô thì bên kia có Hữu, đều ở trong tương đối; nói Tôi thì đối diện sẽ có Người. Ðến lúc nào bạn có thể giác ngộ đến “tôi và người chẳng hai”, “không và có chẳng hai”, “tánh và tướng chẳng hai”, “lý và sự chẳng hai”, “sự và sự cũng chẳng hai”, thì bạn mới nhập vào Phật pháp, thì bạn mới hiểu Phật pháp. Cho nên Phật pháp khó, khó ở chỗ nào? Tức là khó ở chỗ này. Khó cái gì? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước vĩnh viễn chẳng buông xuống nổi, chỉ cần không buông nổi thì bạn sẽ chẳng nhập vào cánh cửa Ðại Thừa được, Ðại Thừa và bạn chẳng có phần. Bạn tu học Ðại Thừa chỉ là tu học một thứ thường thức ngoài da mà thôi, Ðại Thừa chân chánh ra sao thì bạn chẳng thể hội nổi. Ðây là nói với các bạn về Bát Nhã.
Vẫn còn một cái “Bí Tạng”, Bí là bí mật, Tạng là hàm chứa trong tự tánh. Giải thoát chính là đại tự tại, tức là “Sự sự vô ngại” nói trong Hoa Nghiêm, đều là vốn sẵn có trong tự tánh, vốn có sẵn đầy đủ. Ðây là ý nghĩa của Tạng, đây gọi là Tam Ðức, tam đức trong tự tánh. Tại sao gọi là Bí Tạng? Bí là giống như bí mật, phần đông phàm phu chẳng thể cảm giác, lục căn tiếp xúc chẳng đến; chẳng thể cảm giác thì hình như rất “bí [mật]”, cũng giống như chất chứa ở một chỗ nào đó; Tạng chẳng bị người phát giác. Nói cách khác tức là chúng sanh chẳng thể minh liễu, chẳng thể lý giải, nên được gọi là Bí Tạng. Trong tâm tánh đích thật bao gồm vô lượng vô biên hết thảy pháp, trong bổn tánh vốn sẵn có đầy đủ, dùng chẳng hết, đó là ý của Tạng. Cũng giống như mỏ vàng ở thế gian chúng ta, trong mỏ này hàm chứa rất nhiều vàng, bạn lấy, bạn dùng, lấy chẳng hết, dùng chẳng hết. Nhưng mỏ vàng ở đâu bạn chẳng biết, bạn chẳng hiểu, như vậy nên biến thành “bí tạng”. Phật dùng cái này để thí dụ bảo tàng trong tâm địa chúng ta. Hàm tàng của đại địa so với hàm tàng của tâm địa thì chẳng ra gì cả, bảo tạng hàm chứa trong tâm tánh chúng ta là tận hư không, trọn khắp pháp giới, Phật pháp của hết thảy chư Phật, vô lượng thế giới của hết thảy chúng sanh đều hàm chứa ở trong ấy. Chỉ cần bạn khai phá bảo tàng trong tâm địa, nói cho các bạn biết toàn bộ pháp thế gian, xuất thế gian đều thông đạt, hết thảy đều chẳng có chướng ngại.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 01, HT. Tịnh Không chủ giảng.
Chữ thứ hai là Tạng, Tạng nghĩa là chứa, hàm chứa, người thế gian chúng ta gọi là kho chứa, kho báu. Trân bảo của người thế gian đều phải cất giữ đàng hoàng, những của cải này có thể bảo đảm an toàn cho đời sống của họ. Nếu mất đi tiền tài, của báu, thì họ sẽ cảm thấy lo sợ, đời sống chẳng được bảo đảm, thế nên người thế gian ai cũng hy vọng cất dấu những trân bảo, tiền tài này. Phật dùng việc này để tỷ dụ, trong tự tánh chúng ta có kho báu, đó là “Tam Ðức Bí Tạng” trong chân tâm tự tánh của chúng ta. “Pháp thân” là chân thân, Tông Môn gọi là “mặt mũi vốn sẵn có khi cha mẹ chưa sanh ra”. Bổn lai diện mục là Pháp thân, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng dơ chẳng sạch. Thứ hai là Bát Nhã, Bát Nhã là trí huệ, trí huệ cứu cánh viên mãn trong tự tánh vốn sẵn có đầy đủ, chẳng phải đến từ bên ngoài. Vô lượng vô biên trí huệ, thế giới ấy, phương kia, quá khứ, vị lai không có gì chẳng biết, đó là “sở tri”(những gì mình biết). Sở tri hiện tại chẳng biết, chẳng biết thì trở thành chướng ngại. Sở tri là vốn sẵn có, hiện nay có một cái chướng, che lấp sở tri của mình, đó gọi là Sở Tri chướng. Dụng ý của tên gọi Sở Tri chướng và Phiền Não chướng khác nhau; phiền não chính là chướng ngại, sở tri chẳng phải chướng ngại, cái chướng gây chướng ngại cho sở tri gọi là Sở Tri chướng.
Phật thuyết pháp cho chúng ta, Phật nói: “Ngã”, nhưng chẳng chấp trước Ngã, việc này rất cao minh. Lục Tổ hỏi Vĩnh Gia: Ông còn có phân biệt hay không? Vĩnh Gia đáp rất hay: Phân biệt cũng chẳng phải ý. Tôi phân biệt tức là chẳng có phân biệt, trong tâm thực sự chẳng có phân biệt, sạch sẽ. Phân biệt cái gì? Vì đại chúng phân biệt. Cho nên “nói tức là không nói, không nói tức là nói”, bạn muốn nói là “nói”, bạn chẳng hiểu ý của “không nói” (vô thuyết), bạn cũng chẳng hiểu ý của Phật. Nếu “nói” và “không nói” phân cắt thành hai, “nói” cũng sai, “không nói” cũng sai.
Nói là gì? Phân biệt, chấp trước; Không nói là vô minh, đều lọt vào hai bên. Phải biết Nói và Không nói là một, chẳng phải hai, “nói tức là không nói, nghe tức là không nghe”, bạn thông rồi, chướng ngại đều chẳng còn. Nếu bạn thể hội được chuyện này thì chân tướng của vũ trụ nhân sinh sẽ rõ ràng, bạn sẽ chân chánh nhập vào pháp môn bất nhị. Người thế gian đáng thương sống trong “tương đối”, tương đối tức là hai, đối lập. Nói Lớn đối lại với Nhỏ, nói Vô thì bên kia có Hữu, đều ở trong tương đối; nói Tôi thì đối diện sẽ có Người. Ðến lúc nào bạn có thể giác ngộ đến “tôi và người chẳng hai”, “không và có chẳng hai”, “tánh và tướng chẳng hai”, “lý và sự chẳng hai”, “sự và sự cũng chẳng hai”, thì bạn mới nhập vào Phật pháp, thì bạn mới hiểu Phật pháp. Cho nên Phật pháp khó, khó ở chỗ nào? Tức là khó ở chỗ này. Khó cái gì? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước vĩnh viễn chẳng buông xuống nổi, chỉ cần không buông nổi thì bạn sẽ chẳng nhập vào cánh cửa Ðại Thừa được, Ðại Thừa và bạn chẳng có phần. Bạn tu học Ðại Thừa chỉ là tu học một thứ thường thức ngoài da mà thôi, Ðại Thừa chân chánh ra sao thì bạn chẳng thể hội nổi. Ðây là nói với các bạn về Bát Nhã.
Vẫn còn một cái “Bí Tạng”, Bí là bí mật, Tạng là hàm chứa trong tự tánh. Giải thoát chính là đại tự tại, tức là “Sự sự vô ngại” nói trong Hoa Nghiêm, đều là vốn sẵn có trong tự tánh, vốn có sẵn đầy đủ. Ðây là ý nghĩa của Tạng, đây gọi là Tam Ðức, tam đức trong tự tánh. Tại sao gọi là Bí Tạng? Bí là giống như bí mật, phần đông phàm phu chẳng thể cảm giác, lục căn tiếp xúc chẳng đến; chẳng thể cảm giác thì hình như rất “bí [mật]”, cũng giống như chất chứa ở một chỗ nào đó; Tạng chẳng bị người phát giác. Nói cách khác tức là chúng sanh chẳng thể minh liễu, chẳng thể lý giải, nên được gọi là Bí Tạng. Trong tâm tánh đích thật bao gồm vô lượng vô biên hết thảy pháp, trong bổn tánh vốn sẵn có đầy đủ, dùng chẳng hết, đó là ý của Tạng. Cũng giống như mỏ vàng ở thế gian chúng ta, trong mỏ này hàm chứa rất nhiều vàng, bạn lấy, bạn dùng, lấy chẳng hết, dùng chẳng hết. Nhưng mỏ vàng ở đâu bạn chẳng biết, bạn chẳng hiểu, như vậy nên biến thành “bí tạng”. Phật dùng cái này để thí dụ bảo tàng trong tâm địa chúng ta. Hàm tàng của đại địa so với hàm tàng của tâm địa thì chẳng ra gì cả, bảo tạng hàm chứa trong tâm tánh chúng ta là tận hư không, trọn khắp pháp giới, Phật pháp của hết thảy chư Phật, vô lượng thế giới của hết thảy chúng sanh đều hàm chứa ở trong ấy. Chỉ cần bạn khai phá bảo tàng trong tâm địa, nói cho các bạn biết toàn bộ pháp thế gian, xuất thế gian đều thông đạt, hết thảy đều chẳng có chướng ngại.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 01, HT. Tịnh Không chủ giảng.
- Category
- Giảng Pháp
Comments