TĐ:3017- Người niệm Phật làm sao tương ưng với “Thật Tướng diệu lý”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
TĐ:3017- Người niệm Phật làm sao tương ưng với “Thật Tướng diệu lý”
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 083
*Thời gian từ: 00h58:19:28 – 01h02:52:20
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Mục đích của người niệm Phật là muốn cầu sanh về thế giới Cực Lạc, quý vị nhất định nương theo lý Thật Tướng. Lý Thật Tướng là gì? Ba điều kiện trong pháp môn Tịnh Tông, tức Tín, Nguyện, Hạnh. Chúng ta thấy người tu Tịnh Độ có mấy kẻ thật sự trọn đủ ba điều kiện ấy? Mỗi cá nhân đều nói “tôi tin tưởng, tôi phát nguyện”, thật ra, quý vị chú tâm phản tỉnh, [sẽ thấy] lòng tin của quý vị chẳng phải là chân tín. Quý vị tiếp xúc tiếng tăm, lợi dưỡng của thế gian, vẫn còn bị động tâm, tham luyến, [tức là] tín chẳng thật, nguyện cũng chẳng thật, chẳng phải là “chân tín, thiết nguyện” (tin chân thành, nguyện thiết tha). Do vậy, quý vị niệm Phật nhiều năm mà chẳng có cảm ứng gì, đến cuối cùng bèn chẳng tin tưởng. Vấn đề này chẳng phải do Thích Ca Mâu Ni Phật, mà cũng chẳng do kinh điển, mà do công phu của chính chúng ta không đủ, bản thân chúng ta hiểu lầm kinh điển, chẳng lý giải chính xác, hiểu biết nửa vời, tu mù, luyện đui, vẫn khiến cho chư Phật và kinh điển bị oan uổng, quý vị nói xem tội lỗi ấy có nặng lắm hay chăng?
Trong phần sau, cụ Hoàng Niệm Tổ có giải thích ba câu nói ấy của đại sư, chúng ta xem lời giải thích của cụ Hoàng. “Cái Thật Tướng diệu lý, chỉ thị đương tiền nhất niệm tâm chi tự tánh” (bởi diệu lý Thật Tướng chỉ là tự tánh của một niệm tâm hiện tiền), câu này giảng rất hay! Tự tánh của nhất niệm chẳng dễ hiểu, chúng ta cùng nhau học tập một thời gian dài, nghe câu nói ấy sẽ chẳng thấy khó hiểu, vì sao? Kinh Hoa Nghiêm đã giảng rõ ràng nhất niệm tâm là gì? Là như sách Hoàn Nguyên Quán đã nói “tự tánh thanh tịnh viên minh thể”, đấy là nhất niệm tâm. Dùng tâm ấy để niệm Phật, quả báo sẽ rất thù thắng; đấy chính là như trong Tịnh Tông đã nói: “Nhất niệm tương ứng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”, chẳng giả tí nào. Quý vị và Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật liên kết, thật sự thông suốt. Quay trở lại suy nghĩ, nay chúng ta đang dùng tâm gì? Dùng tâm vọng tưởng, tâm tạp loạn, cái tâm ấy quá nhiều ý niệm. Nhất niệm là định, chẳng có tạp niệm nào, tức là như Đại Thế Chí Bồ Tát đã yêu cầu “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”, trong câu này, Đại Thế Chí Bồ Tát nói tám chữ, há có lẽ nào chẳng thành tựu! “Nhiếp trọn sáu căn” là buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống; đấy gọi là “nhiếp trọn sáu căn”. “Tịnh niệm tiếp nối” là ý niệm thanh tịnh, tịnh niệm là gì? Chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp là tịnh, đấy là nhất niệm tâm. Rời khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là tự tánh, trong tự tánh không có những thứ ấy. “Tương kế” là chẳng gián đoạn, niệm niệm chẳng gián đoạn. Đấy là “như thị ngã văn”.


Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment