TĐ:2976- “Kinh Hoa Nghiêm” truyền đến Trung Quốc

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
23 Views
TĐ:2976- “Kinh Hoa Nghiêm” truyền đến Trung Quốc
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập,065
*Thời gian từ:00h12:22:22 – 00h17:25:13
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Truyền đến Trung Quốc tất cả là ba lần, lần đầu tiên vào thời Đông Tấn, chỉ có một phần ba, là bổn khiếm khuyết không đầy đủ. Quí vị nghĩ xem, nguyên văn là 10 vạn tụng, nhưng truyền đến Trung Quốc chỉ có 3 vạn 6 ngàn tụng, Trung Quốc phiên dịch hoàn chỉnh, có tên là Lục Thập Hoa Nghiêm, 60 quyển. Lần thứ hai vào đời nhà Đường, khi đó Võ Tắc Thiên làm hoàng đế. Võ Tắc Thiên đã thay đổi quốc hiệu, gọi là Chu, cho nên trong tay bà ấy, bộ kinh này được phiên dịch hoàn chỉnh, kệ khai kinh do bà ấy viết, có tên là Kinh Đại Chu , Kinh Đại Chu là kinh Hoa Nghiêm được phiên dịch lần thứ hai. Ngài Thật Xoa Nan Đà từ Ấn độ đến Trung Quốc, mang theo kinh Hoa Nghiêm, lần này mang đến là 4 vạn 5 ngàn tụng, nhiều hơn lần trước 9 ngàn tụng, gần một nửa. Toàn bộ kinh là 10 vạn tụng, 4 vạn 5 ngàn tụng được dịch thành chữ Hán, gọi là Bát Thập Hoa Nghiêm, Bát Thập Hoa Nghiêm từ đây mà có.
Triều đại nhà Đường năm Trinh Nguyên, thời Đường Đức Tôn, quốc vương Ô Trà tiến cống cho Trung Quốc. Tiến cống nghĩa là dâng tặng phẩm vật cho hoàng đế, tặng phẩm vật cho hoàng đế. Trong lễ vật có phẩm cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm, là phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, đây là phẩm hoàn chỉnh, không khiếm khuyết, thật hiếm có. Sau khi phiên dịch tổng cộng có 40 quyển, gọi là Tứ Thập Hoa Nghiêm. Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện là phẩm hoàn chỉnh nhất. Hai lần trước truyền vào cũng có phẩm này, nhưng mà thiếu nhiều quá, như phẩm Nhập Pháp Giới trong Bát Thập Hoa Nghiêm, chính là Hạnh Nguyện phẩm, 21 quyển. Lần này truyền đến nguyên bổn là 40 quyển, thiếu 19 quyển. Trung Quốc ba lần phiên dịch, ngoài những chỗ trùng lập ra, có được một phần hai kinh Hoa Nghiêm nguyên bổn. Tuy thiếu sót không đầy đủ, nhưng thấy được ý nghĩa của nó, nhất là phẩm cuối cùng, chính là 53 tham rất quan trọng, có thể nói đây là cuốn hoàn chỉnh được truyền vào Trung Quốc, thật hiếm có. Phẩm này có duyên với Trung Quốc. Hiện nay kinh Hoa Nghiêm có ba bản. Hoằng Nhất đại sư thời cận đại rất thích kinh Hoa Nghiêm, ngài giới thiệu Phật pháp đến hàng tri thức phân tử, đều giới thiệu kinh Hoa Nghiêm, giới thiệu cuốn chú giải của ngài Thanh Lương. Trong thời mạt pháp này, lấy kinh điển đại thừa tiếp dẫn chúng sanh. Trong kinh đức Phật có nói đến điều này: vào thời xưa, thời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tiểu thừa khế hợp căn cơ chúng sanh. Ở thời nay, thời dân chủ tự do khai mở, thì đại thừa khế hợp căn cơ chúng sanh, bởi đại thừa là khai mở, tiểu thừa là bảo thủ, bộ kinh này khế hợp căn cơ người thời đại.
Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment