TĐ:2803- Công đức lớn nhất thế gian “hộ trì đào tạo nhân tài hoằng pháp”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
20 Views
TĐ:2803- Công đức lớn nhất thế gian “hộ trì đào tạo nhân tài hoằng pháp”
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 145
*Thời gian từ: 01h51:40:18 – 01h57:11:29
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Ngày nay có người hỏi, muốn làm một chút việc tốt, làm việc gì là tốt nhất? Thế gian hiện nay Phật pháp suy yếu, ít người tu hành chơn chánh, người giảng kinh lại càng ít. Như vậy chúng ta biết, hộ trì đào tạo nhân tài hoằng pháp là công đức bậc nhất, đây hoàn toàn là sự thật. Nhân tài hộ trì hoằng pháp trên thế giới ngày nay, là nhu cầu bức thiết của mỗi khu vực quốc gia. Mà nhân tài không phải có thể thành tựu trong một hai ngày, ít nhất phải mười năm, cần phải có thứ lớp. Đầu tiên cần phải có tư chất của người thầy, nếu không có tư chất của người thầy_hiện nay thành lập trường học rất dễ, có tiền là làm được, nhưng tìm không có thầy giáo. Vì vậy điều đầu tiên là đào tạo thầy cô giáo, thầy cô giáo đạo tạo từ đâu? Đào tạo từ trong những buổi giảng, từ xưa đến nay đều như vậy, nhân tài đều là bồi dưỡng ra. Thính chúng, trong thính chúng họ nghe một cách hoan hỷ, nghe xong được giác ngộ. Mời họ đem tâm đắc khi nghe kinh báo cáo lại với mọi người, chia sẽ với mọi người, như vậy có thể thấy được họ đã thật giác ngộ chăng. Nếu ngộ thật, thì mời họ giảng lại. Phật giáo mấy ngàn năm nay, đào tạo thầy giảng pháp đều dùng phương pháp này, đào tạo bằng cách này. Quý vị phát tâm học giảng kinh, sắp chỗ ngồi của quý vị ở hàng thứ nhất. Hôm nay quý vị nghe bài giảng này, ngày mai quý vị giảng lại, nói lại bài hôm nay thầy giảng một lần nữa, vun bồi như vậy. Dưới tòa của thầy, ngày xưa là năm năm, nếu tiếp nhận năm năm huấn luyện, tự nhiên quý vị sẽ biết, giải hành tương ưng.
Không như trường học bây giờ, hiện nay trường học chỉ có giải không có hành, nên rất khó thành tựu, trong Phật giáo là giải hành tương ưng. Nghĩa là những gì ta hiểu, những gì ta nói ra đều phải làm được. Biến thành tư tưởng, biến thành hành vi sinh hoạt của mình, nên ta mới được an lạc tuyệt đỉnh. Đạo lý chính là như vậy, chúng ta không thể không biết. Vì thế trước phải dùng phương pháp này, bồi dưỡng năm ba người, sau đó tổ chức một lớp học Phật nhỏ, đào tạo mười mấy hai mươi người. Đại khái một người dẫn dắt năm sáu người không thành vấn đề. Nếu có ba vị thầy, có thể dẫn dắt 20 học sinh, nhiều quá không được, ta không đủ tinh thần để quan tâm. Thầy Lý nói, người có trí tuệ thông minh nhất, cũng không được quá mười người.
Sau khi tổ chức thành công lớp nhỏ này, ta có được 20 thầy giáo, lúc này có thể thành lập nghiên cứu sở, từ nghiên cứu sở đào đạo lên tiến sĩ. Có được 100 người thầy như vậy, ta có thể thành lập học viện, có 300 thầy giáo thì có thể thành lập trường đại học, không có thầy giáo không được. Thầy giáo phải là thánh nhân mới được, không phải thánh nhân tức không phải giáo dục thánh hiền.
Thánh nhân là gì? Là nói được làm được, nói được làm không được như vậy là gạt người, giáo dục như thế không thể thành tựu. Khuyết điểm của nền giáo dục ngày nay chính là điểm này, họ nói được mà không làm được. Truyền thống văn hóa xưa và giáo dục Phật giáo coi trọng là nói được làm được, thực hành rồi mới nói, đây gọi là thánh nhân.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment