TĐ:2764- A-lại-da biến hiện ra vạn pháp

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
102 Views
TĐ:2764- A-lại-da biến hiện ra vạn pháp
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 593
Thời gian từ: 01h00:45:12 - 01h06:40:05
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVUWc0XzB6WnhLZHc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE#grid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/danhsachphat-tinhdophapam

Tam tế tướng của A lại da biến hiện ra vũ trụ, biến hiện ra vạn pháp. Ngài Huệ Năng nói một cách rất đơn giản, “đâu ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp”, vì sao tự tánh có thể sanh ra vạn pháp? Bản thân tự tánh không có hiện tượng nào cả. Trong kinh Đức Phật dạy chúng ta, tuy không có hiện tượng nào, nhưng nó chứa đựng trí tuệ viên mãn, đức năng viên mãn, tướng hảo viên mãn, chứa đựng ở đâu? Tự tánh biến khắp mọi nơi, khắp mọi lúc, nên trí tuệ đức tướng trong tự tánh cũng là biến khắp mọi nơi, biến khắp mọi lúc, không nơi nào không có. Không có nhân duyên nó không hiện, chứ không phải không có. Phật giáo gọi là ẩn hiện, khi không gặp nhân duyên thì ẩn, có duyên nó liền hiện. Có thể sanh ra vạn pháp là hiện, khi không hiện là như câu thứ ba ngài Huệ Năng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ”, đây là đang ở trong trạng thái ẩn, không hiện. “Năng sanh vạn pháp” chính là biến ra, hiện ra, năng sanh năng hiện. Nhưng khi nó hiện, đầu tiên chính là hiện A lại da, trong kinh điển đại thừa thường nói là nhất niệm bất giác. Nhất niệm bất giác này là A lại da xuất hiện, A lại da biến hiện ra vạn pháp.
A lại da là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung nghĩa là Tàng thức, tàng là gì? Như cái kho, như phòng tư liệu vậy. Trong này mọi thứ đều có, không thiếu điều gì cả. Đức Phật nói trong này có ba loại: Nghiệp tướng, chuyển tướng, cảnh giới tướng. Đích thực giống như trong ống vạn hoa này, chỉ có ba loại, ba miếng giấy màu sắc khắc nhau, chỉ có ba thứ như vậy. Nhưng khi ta xoay chuyển nó thì thiên biến vạn hóa, vô lượng vô biên, ta xem mãi không hết, tất cả đều biến hiện ở trong đó, tuyệt diệu! Ống vạn hoa là tiểu vũ trụ, bí mật cất giữ trong đó chúng ta lãnh hội dần dần, biến hóa trong vũ trụ chính là như vậy. Động nó liền biến hóa, không động nó không biến hóa.
Thập pháp giới đang động, cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật Bồ Tát bất động, bất động có thấy được chăng? Nhìn thấy được, nhưng chỉ thấy được một tướng, nó mãi mãi bất động, nên gọi là nhất chân pháp giới. Còn chuyển động thì sao? Chuyển động gọi là mười pháp giới. Mười không phải chữ số, mười tượng trưng cho vô lượng. Khi chuyển động là vô lượng vô biên, nhưng không thấy được hai cái giống nhau. Nó là giả, không phải thật; thật nhất định thấy được, nó là giả. Đương xứ sanh ra, tùy xứ diệt tận, nên bất khả đắc. Trong Kinh Bát Nhã nói: “Vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”, từ trên ống kính vạn hoa có thể lãnh hội được điều này.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment