TĐ:2761-Nhất tâm như vậy cầu Tịnh độ
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 593
Thời gian từ: 00h41:53:19 – 00h50:01:05
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Nhất tâm như vậy cầu Tịnh độ”, đây là mục tiêu sau cùng của chính mình. Tôi nhất tâm nhất ý, không cầu danh văn lợi dưỡng của thế gian, dù làm bao nhiêu việc tốt cũng không cầu quả báo, cầu điều gì? Cầu sanh tây phương Cực Lạc, vì những việc này là những việc Đức Phật làm, Chư Phật Như Lai đã làm những việc như vậy. Nên khi chúng ta làm việc này cũng là làm việc của Phật, Phật là làm việc cứu thế.
Ba câu này, cả ba câu, “đoạn trên là tượng trưng nghe và tin kinh này, ngày nay nói rộng thêm nghĩa của nó, từ nghe và tin mà sanh khởi nguyện hạnh”. Tín nguyện hạnh không thể tách rời, liên quan rất mật thiết. “Thọ là tín thọ, trì là chấp trì”, pháp môn Tịnh độ, nó vào từ hữu môn, chứ không phải là không môn, dạy chúng ta chấp trì, chấp là gì? Là chấp trước. Tất cả pháp thế xuất thế gian đều không chấp trước, chỉ chấp trước A Di Đà Phật. Trong kinh giáo chúng ta chỉ chấp trước Kinh Vô Lượng Thọ, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Từ chấp trước, khi đã thâm nhập rồi sẽ không chấp trước nữa. Từ chấp trước đến không chấp trước, gọi là không bàn mà hợp, không thể nghĩ bàn. Y giáo phụng hành, phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Nhất định phải tuân thủ giáo huấn trong kinh điển, kinh điển là giáo huấn của Đức Thế Tôn, mở kinh điển ra giống như Đức Thế Tôn đang ở trước mặt chúng ta vậy. Cung kính tiếp thọ, chân thành phụng hành. Một phương hướng, một mục tiêu là chuyên niệm Phật A Di Đà. Đồng thời lại thư tả, đọc tụng, tán thán, diễn thuyết, cúng dường, đây là công việc phải làm hằng ngày. Thử tả, ngày nay chúng ta là biên tập ấn tống. Đọc tụng, tức mỗi ngày phải siêng năng học tập. Tán thán, đọc tụng kinh điển là tán thán, nhất tâm chuyên niệm là tán thán. Diễn thuyết, diễn là biểu diễn, đem những gì học được thực hành vào trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta đã làm được, đem ra biểu diễn cho người khác thấy, đây là gì? Thân giáo, thân giáo sau đó mới có ngôn giáo, ngôn giáo là nói. Lấy công đức này cúng dường Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, làm được là chơn chánh cúng dường.
“Như các công đức thắng diệu ở trên”. Thắng là thù thắng, diệu là vi diệu. Chúng ta có thể làm được như thế, đây là công đức thù thắng vi diệu. “Lấy tâm chí thành, tâm không hai, hồi hướng Tịnh độ”. Hai câu này rất quan trọng. Chí thành là chân thành đến cực điểm. Không hai nghĩa là nhất tâm, nhất tâm nhất ý, trong tâm không có tạp niệm, không có vọng tưởng. Chỉ có thế giới Cực Lạc y chánh trang nghiêm, chỉ có sáu chữ hồng danh của Phật A Di Đà, gọi là vạn đức hồng danh. Hồi hướng như vậy, hồi hướng phải có năng lực, không phải không có năng lực hồi hướng. Chỉ hồi hướng bằng miệng không thôi không khởi tác dụng, phải có hành động, y giáo phụng hành. Lấy công đức này hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, “nên gọi là nhất tâm như vậy cầu Tịnh độ”.
Thế giới tây phương Cực Lạc, nguyện này, ý niệm này, niệm niệm đều không mất đi. Trong đời này của chúng ta phải làm sao? Đoạn tất cả điều ác, tu tất cả điều thiện, không làm hành vi xấu nào, chính là vì đến thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà. Như vậy là đúng, Đức Phật sẽ thọ ký cho chúng ta. “Đức Phật vì điều này mà thọ ký rằng: chắc chắn vãng sanh nước Cực Lạc”. Đây là Đức Phật thọ ký cho chúng ta, chúng ta nhất định được vãng sanh.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 593
Thời gian từ: 00h41:53:19 – 00h50:01:05
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Nhất tâm như vậy cầu Tịnh độ”, đây là mục tiêu sau cùng của chính mình. Tôi nhất tâm nhất ý, không cầu danh văn lợi dưỡng của thế gian, dù làm bao nhiêu việc tốt cũng không cầu quả báo, cầu điều gì? Cầu sanh tây phương Cực Lạc, vì những việc này là những việc Đức Phật làm, Chư Phật Như Lai đã làm những việc như vậy. Nên khi chúng ta làm việc này cũng là làm việc của Phật, Phật là làm việc cứu thế.
Ba câu này, cả ba câu, “đoạn trên là tượng trưng nghe và tin kinh này, ngày nay nói rộng thêm nghĩa của nó, từ nghe và tin mà sanh khởi nguyện hạnh”. Tín nguyện hạnh không thể tách rời, liên quan rất mật thiết. “Thọ là tín thọ, trì là chấp trì”, pháp môn Tịnh độ, nó vào từ hữu môn, chứ không phải là không môn, dạy chúng ta chấp trì, chấp là gì? Là chấp trước. Tất cả pháp thế xuất thế gian đều không chấp trước, chỉ chấp trước A Di Đà Phật. Trong kinh giáo chúng ta chỉ chấp trước Kinh Vô Lượng Thọ, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Từ chấp trước, khi đã thâm nhập rồi sẽ không chấp trước nữa. Từ chấp trước đến không chấp trước, gọi là không bàn mà hợp, không thể nghĩ bàn. Y giáo phụng hành, phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Nhất định phải tuân thủ giáo huấn trong kinh điển, kinh điển là giáo huấn của Đức Thế Tôn, mở kinh điển ra giống như Đức Thế Tôn đang ở trước mặt chúng ta vậy. Cung kính tiếp thọ, chân thành phụng hành. Một phương hướng, một mục tiêu là chuyên niệm Phật A Di Đà. Đồng thời lại thư tả, đọc tụng, tán thán, diễn thuyết, cúng dường, đây là công việc phải làm hằng ngày. Thử tả, ngày nay chúng ta là biên tập ấn tống. Đọc tụng, tức mỗi ngày phải siêng năng học tập. Tán thán, đọc tụng kinh điển là tán thán, nhất tâm chuyên niệm là tán thán. Diễn thuyết, diễn là biểu diễn, đem những gì học được thực hành vào trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta đã làm được, đem ra biểu diễn cho người khác thấy, đây là gì? Thân giáo, thân giáo sau đó mới có ngôn giáo, ngôn giáo là nói. Lấy công đức này cúng dường Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, làm được là chơn chánh cúng dường.
“Như các công đức thắng diệu ở trên”. Thắng là thù thắng, diệu là vi diệu. Chúng ta có thể làm được như thế, đây là công đức thù thắng vi diệu. “Lấy tâm chí thành, tâm không hai, hồi hướng Tịnh độ”. Hai câu này rất quan trọng. Chí thành là chân thành đến cực điểm. Không hai nghĩa là nhất tâm, nhất tâm nhất ý, trong tâm không có tạp niệm, không có vọng tưởng. Chỉ có thế giới Cực Lạc y chánh trang nghiêm, chỉ có sáu chữ hồng danh của Phật A Di Đà, gọi là vạn đức hồng danh. Hồi hướng như vậy, hồi hướng phải có năng lực, không phải không có năng lực hồi hướng. Chỉ hồi hướng bằng miệng không thôi không khởi tác dụng, phải có hành động, y giáo phụng hành. Lấy công đức này hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, “nên gọi là nhất tâm như vậy cầu Tịnh độ”.
Thế giới tây phương Cực Lạc, nguyện này, ý niệm này, niệm niệm đều không mất đi. Trong đời này của chúng ta phải làm sao? Đoạn tất cả điều ác, tu tất cả điều thiện, không làm hành vi xấu nào, chính là vì đến thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà. Như vậy là đúng, Đức Phật sẽ thọ ký cho chúng ta. “Đức Phật vì điều này mà thọ ký rằng: chắc chắn vãng sanh nước Cực Lạc”. Đây là Đức Phật thọ ký cho chúng ta, chúng ta nhất định được vãng sanh.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments