Nhất tâm nhất ý nơi một bộ kinh, một câu danh hiệu, ba căn bản liền viên mãn.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 122
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Hôm nay tôi còn được một đồng tu cho biết: Ở Tứ Xuyên, có một vị cư sĩ học Phật, năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, công phu tu hành rất khá, cũng là “thâm nhập một môn, huân tu lâu dài”. Hôm nay, tôi nói với vị đồng học ấy: “Có thể mời người ấy đến Hương Cảng cho chúng tôi gặp gỡ hay không”. Trước kia, chúng tôi đã phát hiện cư sĩ Lưu Tố Vân, năm mươi lăm tuổi bà ta mới bắt đầu học Phật, một bộ kinh Vô Lượng Thọ, một câu Phật hiệu, suốt mười năm chẳng gián đoạn bèn thành tựu, thành tựu tam-muội, thành tựu Đà-la-ni. Vị đồng học này cũng giống như vậy, họ kể với chúng tôi: Người ấy cũng là một bộ kinh Vô Lượng Thọ, một câu A Di Đà Phật, cũng là mười mấy năm chẳng gián đoạn. Có người thứ hai nêu gương thật tốt cho người tu hành chúng ta. Chúng tôi giảng kinh mỗi ngày, khuyên kẻ khác mỗi ngày, nhưng chẳng có người nêu gương, rất khó tin tưởng! Chỉ cần đã đắc tam-muội, chuyện gì chúng ta cũng đều có thể lý giải. Nếu đúng là thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, buông xuống vạn duyên, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, chỉ có kinh Vô Lượng Thọ, tu học như vậy, phải biết là ba hay bốn năm bèn đắc tam-muội. Người ấy có thể đạt được Tam Ma Địa như chúng tôi đã nói trong phần trước đã nói. Sau khi đắc tam-muội, lại chừng ba, bốn năm, khẳng định là khai trí huệ, ở đây gọi “khai trí huệ” là Đà-la-ni. Chúng ta nói thông thường thì Đà-la-ni nên giảng như thế nào? Một kinh thông, hết thảy các kinh đều thông. Đà-la-ni là hết thảy các kinh đều thông. Một pháp môn đã đắc, hết thảy các pháp môn thảy đều đắc, đó là Đà-la-ni. Khó ở chỗ nào? Khó ở chỗ con người chẳng có tâm thường hằng, vọng niệm quá nhiều, hôm nay muốn học cái này, ngày mai muốn học cái khác, học rất nhiều, rất tạp. Đó là gì? Đó là tập khí phiền não. Kinh giảng những gì, Phật, Bồ Tát mỗi ngày khuyên quý vị, quý vị vẫn không tin, vẫn cứ tin vào tập khí phiền não của chính mình, sai mất rồi! Nếu thật sự chịu nghe lời Phật, ai nấy đều thành Phật, thật đấy, chẳng giả tí nào, nói theo Tịnh Độ Tông thì “không một ai chẳng thành tựu”. Thời gian mười năm chẳng dài, trôi qua rất nhanh, quý vị có thể nắm giữ một pháp môn, một bộ kinh trong mười năm, quý vị sẽ thành tựu. Chúng ta thấy hai người ấy đều là dùng thời gian lâu dài để nắm chắc, chẳng lãng phí một ngày nào!

Vì thế, đối với chuyện tu hành, có người hỏi tôi, người ấy nói tôi thường nói đến ba căn bản, nhưng họ (cư sĩ Lưu Tố Vân và một vị lão cư sĩ ở Tứ Xuyên) chẳng học ba căn bản ấy, cớ sao thành tựu? Họ thật sự có thể buông hết thảy xuống, nhất tâm nhất ý nơi một bộ kinh, một câu danh hiệu, ba căn bản liền viên mãn. Họ có thể làm được, quý vị có thể làm được hay không? Quý vị chẳng bằng họ. Xét theo hình thức, ba căn bản ấy là giới luật, họ chẳng học, nhưng người ta có Định Cộng Giới. Tam-muội là Định Cộng Giới, tức là trong Định có Giới. Không có Giới, làm sao có thể có Định cho được? Trong đà-la-ni có trí huệ, trí huệ đã khai thì gọi là gì? Gọi là Đạo Cộng Giới. Người bình phàm sơ sót những điều này, chỉ điểm họ, họ liền hiểu rõ. Họ có, mà còn rất cao minh, chúng ta nên học theo điểm này. Chúng ta thấy những tấm gương tốt đẹp ấy, tín tâm của chính mình phải nên kiên định. Quý vị thấy Lưu cư sĩ năm mươi lăm tuổi mới bắt đầu học, sáu mươi sáu tuổi bèn thành công. Vị lão cư sĩ ở Tứ Xuyên, tôi còn chưa gặp mặt, tôi rất muốn gặp cụ, năm nay cụ đã ngoài bảy mươi tuổi, cũng là lúc tuổi già mới gặp gỡ, cụ đã thành công. Chúng ta là những kẻ còn chưa đến sáu mươi tuổi, hãy nên có tín tâm. Sáu mươi tuổi bắt đầu học tập, bảy mươi tuổi bèn thành công.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment