TĐ:2712- Như Lai tại thế , khó gặp khó thấy. kinh đạo chư Phật, khó được khó nghe

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
88 Views
TĐ:2712- Như Lai tại thế , khó gặp khó thấy. kinh đạo chư Phật, khó được khó nghe
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 574
Thời gian từ: 00h01:45:02 - 00h10:38:22
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/danhsachphat-tinhdophapam

“Khó thấy khó gặp”.
“Tịnh Ảnh Sớ nói, biết Phật khó gặp, sanh vào thời Phật gọi là gặp, chính mắt nhìn thấy gọi là thấy, cả hai đều khó. Kinh đạo của Chư Phật, rất khó nghe được, mới biết là pháp khó nghe, nên trong kinh đầu tiên nói rõ kinh giáo khó nghe”. Đây là câu thứ hai trong kinh: khó thấy khó gặp.
Đại sư Huệ Viễn thời nhà Tùy giải thích rất rõ ràng, câu kinh văn này là nói rõ. Trực là gặp, chúng ta gặp được Phật là một chuyện vô cùng khó khăn, vì sao vậy? “Sanh vào thời Phật”, chúng ta sanh ở nhân gian cùng một thời đại với Phật. Đây gọi là trực, nghĩa là gặp được, tuy sanh cùng thời đại với Phật, quý vị có thể gặp được Phật chăng?
Trong kinh nói đại thành Xá Vệ, Đức Thế Tôn ở đó giảng rất nhiều kinh điển. Thành này đích thực ngày xưa là thành lớn, cư dân mười vạn người. Ngày xưa thành thị 10 vạn người đích thực là thành lớn, chỉ có 1/3 số người thấy được Phật, mỗi ngày Đức Phật đi khất thực nên gặp được. Có 1/3 số người nghe danh, nhưng chưa gặp mặt. Còn 1/3 số người, đến tên cũng chưa hề nghe, đều không biết. Sanh cùng thời đại với Phật, cùng sống trong một thành thị, chưa chắc người người đều nhận thức, người đều biết, nên đây là việc khó. Gặp Phật là rất có phước báo, người không có phước báo không gặp được. Gặp Bồ Tát, gặp A la hán, gặp thiện tri thức đều phải có phước báo, có nhân duyên. Đây là nhắc nhở chúng ta phải trân quý.
“Kinh đạo của Chư Phật”, kinh là kinh điển, những gì Phật nói là kinh điển. Đạo là phương pháp tu hành, đây là con đường. “Khó được nghe”, không dễ đạt được, không dễ nghe được. “Trong kinh đầu tiên nói kinh giáo khó nghe, tay cầm kinh quyển gọi là được”, chữ được này là được bộ kinh này. “Tai nghe gọi là văn”, chúng ta nghe có người giảng bộ kinh này, nghe có người độc tụng bộ kinh này. “Cũng có thể lãnh tụng danh gọi là được”, tụng danh chính là niệm Phật, danh là danh hiệu Phật A Di Đà. Xưng tụng danh hiệu, quý vị nghe được, cũng gọi là được.
“Tai xan”, xan nghĩa là áp dụng, chúng ta nghe được. Đây chính là giáo lý đại thừa thường nói: “nhất lịch nhĩ căn vĩnh vi đạo chủng”. Câu Phật hiệu này chúng ta nghe được một lần trong đời, danh hiệu này ghi dấu trong A lại da, đây là hạt giống Phật A Di Đà. Hạt giống này vĩnh viễn không mất đi, đời đời kiếp kiếp đều đi theo ta. Không nhất định khi nào, đời sau kiếp sau gặp được nhân duyên, lại nghe một câu A Di Đà Phật, ấn tượng càng sâu hơn, làm cho hạt giống trong A lại da sanh trưởng.
Nên mắt thấy tai nghe, đều được lợi ích vô cùng thù thắng. Lợi ích này không ở trong đời này, đời này chúng ta đạt được lợi, quý vị cũng có thể nghĩ cũng biết, trong nhiều đời quá khứ đã từng học. Cho nên nghe xong hoan hỷ, nghe xong thật sự phát nguyện, thật sự muốn đến thế giới Cực Lạc. Nghe bộ kinh này, nội dung của bộ kinh này giới thiệu thế giới tây phương Cực Lạc. Còn tường tận so sánh thế giới Cực Lạc và thế giới của chúng ta, khiến ấn tượng của quý vị càng sâu sắc hơn, càng rõ ràng hơn, để quý vị có sự lựa chọn. Chỉ có người thấu hiểu triệt để, mới có lựa chọn chính xác, biết được thế giới này chỉ có khổ không có vui. Đây là muốn chúng ta bình tĩnh cẩn thận để tư duy quan sát, quý vị sẽ hiểu.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment