TĐ:2638- Từ bốn tất-đàn, biết được ân đức của Phật Bồ Tát đối với chúng ta

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
78 Views
TĐ:2638- Từ bốn tất-đàn, biết được ân đức của Phật Bồ Tát đối với chúng ta
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 549
Thời gian từ: 00h21:34:23 - 00h43:54:28
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
http://www.tinhdophapam.org

“Nói chung, phẩm này đủ tứ tất đàn”, đến đây mới nói rõ Tứ tất đàn. Nếu phiên thành tiếng Trung Quốc, Tứ tất đàn là tứ biến thí, biến là phổ biến, thí là bố thí, bốn loại bố thí phổ biến. Cũng có thể gọi là cúng dường, dùng tâm cung kính là cúng dường, bốn loại này là chư Phật Bồ Tát đối với tất cả chúng sinh. Chúng ta biết tứ tất đàn mới có thể biết được ân đức Phật Bồ Tát đã ban cho chúng ta.
“Thứ nhất, y chánh Cực Lạc có mặt là thế giới tất đàn”, một trong tứ tất đàn, thế giới, thế giới có nghĩa là gì? Hoan hỉ, đây chính là những gì trong kinh Đại thừa thường nói, nơi Bồ Tát có mặt khiến chúng sinh khởi tâm hoan hỉ. Bồ Tát vô ngã, không có phân biệt, không có chấp trước, đối xử hoàn toàn bình đẳng với tất cả chúng sinh. Bồ Tát đều đã chứng tự tánh, tự tánh là nhất thể, tất cả pháp đều hiện ra từ tự tánh. Quan hệ giữa tự tánh với ta là nhất thể, không phải một nhà, một nhà không phải nhất thể, sâu sắc hơn cả quan hệ gia đình.
Nhất thể như mắt tai mũi lưỡi thân, lục phủ ngũ tạng là nhất thể, chúng ta thường nói là tâm can bảo bối, nhất thể là tâm can bảo bối, không phải bên ngoài, nhất thể! Bởi thế, Phật Bồ Tát thực sự xem tất cả chúng sinh, tất cả vạn vật là nhất thể, chúng ta ngược lại, chúng ta không biết.
Chúng ta thường lấy giấc mơ làm thí dụ để quí vị có thể hiểu nhất thể. Trong mơ, tất cả những cảnh tượng trong mơ đều do sự biến hiện của ý thức, chắc chắn không có những thứ ngoài ý thức nhảy vào trong giấc mơ của ta, không thể được. Tất cả đều là tự tánh hiện ra, biến ra, tâm hiện thức biến.
Trong kinh Phật dùng thí dụ, lấy giấc mộng làm thí dụ rất nhiều. Thí dụ này khá giống, có thể hiểu được nhất thể, cảnh trong mộng là nhất thể. Ngay núi sông đại địa, hư không trong mộng cũng là nhất thể. Xét về lý, ngoài tâm tánh ra, không cầm nắm một pháp nào, khi đã hiểu được nhất thể rồi mới biết pháp pháp giai như, pháp pháp đều như vậy. Đây chính là những gì Thiền tông nói: “Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, không còn có phân biệt, không còn có chấp trước, đó là hoan hỉ “sinh tâm mong cầu”.
Bây giờ chúng ta đã thấy y chánh trang nghiêm thế giới Cực lạc, đều hiện ra trước mắt. Cắt đứt tất cả những nghi tình, tất nhiên sinh tâm hoan hỉ, sinh tâm chân tín, thực sự phát nguyện vãng sinh.
“Thứ hai: “Đại chúng A Nan, hoan hỉ làm lễ, xưng niệm Thánh hiệu, đấy vị nhân tất đàn”, vị nhân có ý nghĩa gì? Sinh thiện, vị nhân là sinh thiện: “nên khiến sinh thiện”. Tôn Giả A Nan dẫn đầu, Di Đà đại từ đại bi, đưa cảnh đó bày ra để mọi người thấy được, A nan ngớ người, năm vóc sát đất.
Thân lễ bái là thân cung kính, xưng niệm Phật hiệu là miệng cung kính, ý cung kính, ba nghiệp kiền thành cung kính, đấy là thiện. Thiện ở đây là người xưa thường nói, tu phúc. Sinh đến thế giới Cực lạc, hạ hạ phẩm vãng sinh Phàm thánh đồng cư độ, cũng đầy đủ minh tâm kiến tánh. ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment