TĐ:238 - Hưởng Phúc càng phải Tu Phúc

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
88 Views
TĐ:238 - Hưởng Phúc càng phải Tu Phúc
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 129
Thời gian từ: 00h35m03s01 – 00h38m55s00
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

Đối với phước thứ nhất trong ba phước, nay chúng tôi đề xướng học tập Đệ Tử Quy. Vì sao học Đệ Tử Quy? Đệ Tử Quy là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng” được nói cặn kẽ. Chúng ta hiếu dưỡng phụ mẫu và phụng sự sư trưởng như thế nào? Làm được một ngàn lẻ tám mươi chữ của Đệ Tử Quy, quý vị liền làm được “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”. Do điều này có thể biết, Đệ Tử Quy là thực hiện “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”, quý vị có thể chẳng làm ư? Nếu quý vị chẳng thể làm được, tức là chỉ niệm suông hai câu ấy! “Từ tâm chẳng giết”, chúng ta thực hiện câu này bằng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. Cảm Ứng Thiên giảng về thiện ác nhân quả tổng cộng một trăm chín mươi lăm điều. Chớ nên không hiểu giáo dục nhân quả! Chớ nói [chỉ có] ngôn ngữ, tạo tác thì mới có quả báo, [phải biết, ngay cả] khởi tâm động niệm cũng có quả báo, nói rất vi tế. Câu cuối cùng là “tu Thập Thiện Nghiệp”; đó là cội rễ trong Phật môn. Do đó, tôi nói: Câu này đã giảng về ba cội rễ. Cội rễ của Nho là Đệ Tử Quy, cội rễ của Đạo là Cảm Ứng Thiên, cội rễ của Phật là Thập Thiện Nghiệp. Vừa mở đầu, phải đặt vững ba cội rễ này thì quý vị sẽ có phước thứ nhất trong Tịnh Nghiệp Tam Phước.
Con người hiện tại thiếu phước, tuy thiếu phước nhưng thoạt nhìn lại dường như là hưởng thụ khá lắm? Đúng vậy, họ hưởng phước, phước của họ do đâu mà có? Đã tu trong đời quá khứ, đời này được làm thân người, hưởng phước báo. Họ hưởng phước báo, do chẳng có ai dạy, nên họ chẳng biết tu phước. Chẳng giống như trong quá khứ! Trong xã hội cũ thời quá khứ, quả thật là bất luận quý vị có phước hay vô phước, người già đều biết tu phước; cũng có thể nói là những người bình phàm trong xã hội đều biết phải học tập ba căn bản ấy. Trung Quốc cổ đại gọi ba căn bản ấy là vun bồi cội rễ giáo dục
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment