TĐ:1239-Chỉ dùng chân tâm , “vọng” liền vô ngại

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
74 Views
TĐ:1239-Chỉ dùng chân tâm , “vọng” liền vô ngại
Danh sách phát:1201~1400]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpp9swy_I652Im566UwYf8W&disable_polymer=true
Danh sách phát:[1101~1200]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfp0WjymxNFeWjwdNciJE82Q
Danh sách phát:[0901~1100]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfohGn_RqLUYnDQe2hA6E4WF
Danh sách phát:[701~900]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfongExBnVdOZiXlp4wqLxKY
Danh sách phát:[501~700]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoi22RlhqWh3peARX_iQ3ME
Danh sách phát:[301~500] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Danh sách phát:[001~300] https://www.youtube.com/watch?v=w315v8vovDU&list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL

Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrWiWdvFOql5MiLNDPPgimq
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpjQ4ciTMj6SGbNjBxTSeoJ

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 125
Thời gian từ: 01h42m22:09 – 01h49m03:10
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://adblockplus.org {Có thể chặn quảng cáo video - ngay cả trên Facebook và YouTube}

Điều kiện tiên quyết để trụ nơi Định là “khởi hạnh sở y, vô tâm vãng lai”. “Khởi hạnh” là gì? Hạnh là lục độ vạn hạnh, cũng như nay chúng ta nói là“khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, tạo tác”, bao gồm tất cả các hành vi của chúng ta trong một đời suốt từ sáng đến tối, phải nương vào đâu? Phải nương vào vô tâm. “Vô tâm” là chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước, chẳng có khởi tâm, chẳng có động niệm, phải nương vào điều này. Ai có thể làm được? Pháp Thân Bồ Tát làm được. Nói cách khác, người trong mười pháp giới chẳng làm được. Hễ người minh tâm kiến tánh bèn vượt thoát mười pháp giới, toàn bộ những vị ấy đều làm được, đều là như vậy. Thuở tại thế, Thích Ca Mâu Ni Phật đã vì chúng ta thị hiện như vậy, Lục Tổ Huệ Năng đại sư cũng là như vậy. Theo Phật giáo sử Trung Quốc ghi chép, mấy ngàn người trong Tông Môn, Giáo Hạ, chẳng phải là một số ít, đều ở trong cảnh giới này. Chúng ta phải học tập điều này, phải học gì? Trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc, trong xử sự, đãi người tiếp vật, học chẳng dùng vọng tâm. Khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước đều là vọng tâm. Nếu quý vị chẳng dùng vọng tâm thì dùng gì? Đừng dùng vọng tâm, hãy dùng chân tâm. Chân tâm là gì? Chân tâm là trí huệ Bát Nhã sẵn có trong tự tánh. Chúng ta dùng vọng tâm, chân tâm chẳng hiển lộ, chẳng tỏ lộ ra được. Chẳng dùng vọng tâm, chân tâm sẽ hiển lộ. Vọng là giả, chẳng thật!
Có cần phải trừ khử vọng tâm hay không? Không cần! Quý vị trừ nó thì vẫn là vọng. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã nêu tỷ dụ, chúng ta đứng dưới mặt trời, coi chúng ta như chân tâm, cái bóng do thân ta bị nắng chiếu là vọng tâm, quý vị có cần trừ bỏ cái bóng ấy hay không? Quyết định chẳng xóa được cái bóng. Quý vị trừ khử cái bóng chỉ mất công, càng làm càng hỏng bét, đã vọng lại càng thêm vọng! Đối với vọng tâm thì như thế nào? Mặc kệ nó! Không dùng đến nó thì thôi, hết chuyện, đừng ngó ngàng tới nó! Nó có gây trở ngại hay không? Chẳng trở ngại! Quý vị ngẫm xem, quý vị ở dưới ánh đèn hay dưới ánh mặt trời, bóng dáng có chướng ngại hay không, có trở ngại chuyện của quý vị hay không? Cần gì phải bận tâm tới nó? Vì thế, sử dụng chân tâm. Thích Ca Mâu Ni Phật đã vì chúng ta thị hiện dùng chân tâm, dùng ngay trong cuộc sống hằng ngày, dùng trong mặc áo, trì bát, khất thực, dùng trong tọa Thiền, dùng trong giảng kinh, dạy học, dùng trong ứng đối, Ngài dùng rất tự tại! Chúng ta phải học điều này, học Phật phải học từ chỗ này: Chẳng có vọng tâm, chẳng có phiền não, chẳng có ưu lự, chẳng có vướng mắc.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment