Tập 11. Sa Di Thập Giới Oai Nghi Luật Yếu – PS Định Hoằng giảng

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
81 Views
“Không được dùng miệng thổi bụi trên Kinh”
Trên Kinh nếu như có tro bụi, bạn không được dùng miệng để thổi, nên dùng một miếng vải khô sạch để lau chùi sạch đi, đây là cung kính đối với bản Kinh, nếu như nước miếng của bạn thấm ướt bản Kinh, như vậy không phải là rất không tốt sao? Đoạn tiếp:
“Không được để lên Kinh án những thứ bao gồm trà, vật nhỏ, tạp vật”
Kinh án tức là bàn để Kinh điển, kể cả bàn thờ Phật, không thể tùy tiện để đồ vật như trà lá, thực phẩm, những đồ không phải là rất thanh tịnh, những thứ không liên quan lớn đến Pháp Bảo, đều nên đem để chỗ khác. Đoạn tiếp:
“Không được để mũ nón lên quyển Kinh”
Người xuất gia chúng ta có khi đội một loại mũ, như mũ Bì qua, ở phương bắc khi thời tiết lạnh sẽ đội một loại mũ để phòng gió tuyết, khi gỡ xuống, để niệm Kinh mà bạn đặt lên quyển Kinh như vậy là không được. Quyển Kinh Phật là chí cao vô thượng, ở trên không thể để thứ gì, đây cũng là cung kính đối với bản Kinh. Khi gỡ mũ thì nên để nơi khác, nên nói “mũ quần áo, có định chỗ”, bạn không được để hỗn độn. Điều thứ sáu:
“Không được lấy Kinh Luật Tiểu thừa để trên Kinh Luật Đại thừa”
Đây là có thứ bậc, tuy Phật pháp đều bình đẳng, nhưng Đại thừa xác thật thù thắng hơn so với Tiểu thừa. Kinh điển Tiểu thừa không thể giúp bạn thành Phật, Kinh điển Đại thừa có thể giúp đỡ bạn thành Phật, cho nên chúng ta càng cần phải tôn trọng Đại thừa. Do đó chỗ để theo thứ tự, nên nói “xếp sách vở, có định chỗ”, Kinh Đại thừa để trên Kinh tiểu thừa. Như giá sách của bạn cũng là từ cao đến thấp, Đại thừa để ở trên, Tiểu thừa, sách thế tục để ở dưới, tuy là việc nhỏ, nhưng đều là biểu hiện sự cung kính của bạn đối với Phật pháp. Điều tiếp:
“Không được để sách ngoại điển trên sách nội điển”
Cũng như vậy, ngoại điển tức là sách ngoài Phật pháp, nội điển tức chỉ cho Kinh điển Phật giáo. Bởi vì Phật pháp gọi là nội học, hướng nội cầu không phải là hướng ngoại cầu, cho nên gọi là nội điển. Điều tiếp:
“Kinh điển hư hỏng, gấp rút tu sửa”
Đây cũng là tôn trọng Pháp bảo, như Đệ Tử Quy cũng nói “có hư hoại, liền tu bổ”. Đọc sách, bản Kinh càng về trước thì càng khó tìm được, nên càng cần phải tu bổ, hiện nay cũng phải ái hộ để dùng.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment