Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 1749
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Tử Sanh Là Ải Phải Đi Qua.
Đi Mãi Nhưng Ai Đã Đến Nhà.
Qua Lại Ba Đường Cùng Sáu Cõi.
Muốn Qua Chuyên Nhất Niệm Di Đà.
Rất nhiều người biết, nhưng không thể quay đầu. Người xưa có câu nói “tâm sanh tử không tha thiết”, câu này nói quá hay ! Thật vậy, chúng ta không nhìn nhận rõ sanh tử, đến khi lâm chung, vẫn theo nghiệp lưu chuyển, quên mất vãng sanh thế giới Cực Lạc rồi, điều này mới đáng sợ.
Điều chúng ta phải biết, đó chính là người niệm Phật mà bất hạnh một niệm khi lâm chung sai rồi, đoạ vào ba đường ác, người như vậy rất nhiều, không phải số ít.
Người tu hành đạo Phật, tử ma là nỗi lo sợ. Sanh tử gián cách là căn nguyên của nhân duyên thoái chuyển). Phải cảnh giác với câu nói này, thật vậy, Phật vô cùng xem trọng sự việc này. Có ai đảm bảo ngày mai quý vị vẫn còn ở nhân gian không? Năm sau còn ở nhân gian không? Không đáng tin cậy. Trong kinh nói với chúng ta, mạng người chỉ trong hơi thở, một hơi không hít vào thì đời này kết thúc rồi. Đi đến đâu? Bản thân không biết, mê hoặc điên đảo, cho nên mới xem ba đường ác là đường thiện. Nếu họ biết là đường ác, sao đến đó được? Họ không biết. Sau khi vào rồi thì không ra khỏi, càng mê càng sâu, tạo tác tội nghiệp, chính là khởi tâm động niệm, càng ngày càng nghiêm trọng, vô cùng đáng sợ! Đây là căn nguyên của thoái chuyển đọa lạc, sau khi chết thì rơi sâu ngàn trượng.
Bởi chúng ta mê quá sâu. Những điều trong kinh nói chúng ta cũng hiểu được đôi chút, có khái niệm này, trên thực tế là không làm được, vọng-tưởng, phân-biệt, chấp-trước của chúng ta rất nghiêm trọng, không chịu buông xả, đây là bản thân làm chủ. Nhưng chúng ta phải biết, nếu như không buông xả, thì đời sau vẫn là lục đạo luân hồi, việc này rất đáng sợ !
Quý vị xem Ngài dạy chúng ta, chuyên niệm A Di Đà Phật.
Lão Hòa thượng Hải Hiền thường nói, khẩu đầu thiền của lão Hòa thượng: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên”, đây là thật, không giả chút nào. Vấn đề của chúng ta toàn nằm ở chỗ không thể chuyên tâm, nhất tâm không chỉ nhị dụng, vận dụng quá nhiều việc, thì tinh thần của chúng ta không thể tập trung, ý niệm không thể tập trung, đều là do vọng-tưởng, tạp-niệm quá nhiều, cho nên công phu không đắc lực. Biết, rất nhiều người biết, nhưng không thể quay đầu. Người xưa có câu nói “tâm sanh tử không tha thiết”, câu này nói quá hay ! Thật vậy, chúng ta không nhìn nhận rõ sanh tử, đến khi lâm chung, vẫn theo nghiệp lưu chuyển, quên mất vãng sanh thế giới Cực Lạc rồi, điều này mới đáng sợ. Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, niệm niệm cũng phải cầu sanh Tịnh-độ, hình thành thói quen, thì giải quyết được vấn đề này, không hình thành thói quen là không được.
Đại sư Ấn Quang là Tổ sư thời gần với chúng ta nhất, Ngài bế quan niệm Phật, tôi đã đến xem quan phòng của Ngài, vô cùng đơn giản, đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn. Chỉ thờ một tượng A Di Đà Phật, tượng không cao lớn lắm, trong ấn tượng của tôi là khoảng hơn một mét, tượng gỗ, một cái bàn vuông nhỏ, một cặp đèn cầy, một cái lư hương, một cái khánh, một cái mõ, cúng một ly nước, ngoài ra thì không còn nữa, vô cùng đơn giản. Sau tượng Phật đã viết một chữ rất to, là chữ “chết” do Ngài tự viết. Đây chính là sanh tử sự đại mà người xưa thường nói, Ngài vừa ngước mắt lên nhìn tượng Phật, đằng sau là chữ “chết” rất lớn. Nhắc nhở chính mình, chết rồi phải làm sao? Nếu không phải A Di Đà Phật tiếp dẫn quý vị, thì đến ba đường ác rồi.
Nếu quý vị hiểu rõ ràng, hiểu thấu suốt thì quý vị không vãng sanh không được, tuyệt đối sẽ không có một ý niệm nào nghĩ đến nơi khác, không thể nào; sẽ không có một ý niệm nào muốn tu Pháp môn khác, quý vị một lòng một dạ, giống như lão Hòa thượng Hải Hiền vậy, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng. Bắt đầu từ bây giờ ta niệm Phật đến khi ta vãng sanh, không còn vọng niệm thứ hai nữa, vậy thì quý vị chuyên, quý vị nhất rồi. Bản kinh này của chúng ta nói “nhất hướng chuyên niệm”, quý vị xem có nhất, có chuyên, hai chữ này là chữ then chốt, phải nhất tâm, phải chuyên niệm, buông xả tất cả.
Quý vị có thể quay đầu, Phật Bồ-tát nhất định thị hiện giúp quý vị. Quý vị lại kiên quyết chấp-trước, tự cho mình là đúng, chư Phật Bồ-tát cũng không còn cách nào, không thể giúp được, không phải là không giúp quý vị. Mà phiền-não tập-khí của quý vị quá nặng, đứng núi này trông núi nọ, người như thế làm sao thành tựu được? Bất luận là tu pháp thế gian hay xuất thế gian cũng không có thành tựu lớn.
Tập 1749
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Tử Sanh Là Ải Phải Đi Qua.
Đi Mãi Nhưng Ai Đã Đến Nhà.
Qua Lại Ba Đường Cùng Sáu Cõi.
Muốn Qua Chuyên Nhất Niệm Di Đà.
Rất nhiều người biết, nhưng không thể quay đầu. Người xưa có câu nói “tâm sanh tử không tha thiết”, câu này nói quá hay ! Thật vậy, chúng ta không nhìn nhận rõ sanh tử, đến khi lâm chung, vẫn theo nghiệp lưu chuyển, quên mất vãng sanh thế giới Cực Lạc rồi, điều này mới đáng sợ.
Điều chúng ta phải biết, đó chính là người niệm Phật mà bất hạnh một niệm khi lâm chung sai rồi, đoạ vào ba đường ác, người như vậy rất nhiều, không phải số ít.
Người tu hành đạo Phật, tử ma là nỗi lo sợ. Sanh tử gián cách là căn nguyên của nhân duyên thoái chuyển). Phải cảnh giác với câu nói này, thật vậy, Phật vô cùng xem trọng sự việc này. Có ai đảm bảo ngày mai quý vị vẫn còn ở nhân gian không? Năm sau còn ở nhân gian không? Không đáng tin cậy. Trong kinh nói với chúng ta, mạng người chỉ trong hơi thở, một hơi không hít vào thì đời này kết thúc rồi. Đi đến đâu? Bản thân không biết, mê hoặc điên đảo, cho nên mới xem ba đường ác là đường thiện. Nếu họ biết là đường ác, sao đến đó được? Họ không biết. Sau khi vào rồi thì không ra khỏi, càng mê càng sâu, tạo tác tội nghiệp, chính là khởi tâm động niệm, càng ngày càng nghiêm trọng, vô cùng đáng sợ! Đây là căn nguyên của thoái chuyển đọa lạc, sau khi chết thì rơi sâu ngàn trượng.
Bởi chúng ta mê quá sâu. Những điều trong kinh nói chúng ta cũng hiểu được đôi chút, có khái niệm này, trên thực tế là không làm được, vọng-tưởng, phân-biệt, chấp-trước của chúng ta rất nghiêm trọng, không chịu buông xả, đây là bản thân làm chủ. Nhưng chúng ta phải biết, nếu như không buông xả, thì đời sau vẫn là lục đạo luân hồi, việc này rất đáng sợ !
Quý vị xem Ngài dạy chúng ta, chuyên niệm A Di Đà Phật.
Lão Hòa thượng Hải Hiền thường nói, khẩu đầu thiền của lão Hòa thượng: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên”, đây là thật, không giả chút nào. Vấn đề của chúng ta toàn nằm ở chỗ không thể chuyên tâm, nhất tâm không chỉ nhị dụng, vận dụng quá nhiều việc, thì tinh thần của chúng ta không thể tập trung, ý niệm không thể tập trung, đều là do vọng-tưởng, tạp-niệm quá nhiều, cho nên công phu không đắc lực. Biết, rất nhiều người biết, nhưng không thể quay đầu. Người xưa có câu nói “tâm sanh tử không tha thiết”, câu này nói quá hay ! Thật vậy, chúng ta không nhìn nhận rõ sanh tử, đến khi lâm chung, vẫn theo nghiệp lưu chuyển, quên mất vãng sanh thế giới Cực Lạc rồi, điều này mới đáng sợ. Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, niệm niệm cũng phải cầu sanh Tịnh-độ, hình thành thói quen, thì giải quyết được vấn đề này, không hình thành thói quen là không được.
Đại sư Ấn Quang là Tổ sư thời gần với chúng ta nhất, Ngài bế quan niệm Phật, tôi đã đến xem quan phòng của Ngài, vô cùng đơn giản, đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn. Chỉ thờ một tượng A Di Đà Phật, tượng không cao lớn lắm, trong ấn tượng của tôi là khoảng hơn một mét, tượng gỗ, một cái bàn vuông nhỏ, một cặp đèn cầy, một cái lư hương, một cái khánh, một cái mõ, cúng một ly nước, ngoài ra thì không còn nữa, vô cùng đơn giản. Sau tượng Phật đã viết một chữ rất to, là chữ “chết” do Ngài tự viết. Đây chính là sanh tử sự đại mà người xưa thường nói, Ngài vừa ngước mắt lên nhìn tượng Phật, đằng sau là chữ “chết” rất lớn. Nhắc nhở chính mình, chết rồi phải làm sao? Nếu không phải A Di Đà Phật tiếp dẫn quý vị, thì đến ba đường ác rồi.
Nếu quý vị hiểu rõ ràng, hiểu thấu suốt thì quý vị không vãng sanh không được, tuyệt đối sẽ không có một ý niệm nào nghĩ đến nơi khác, không thể nào; sẽ không có một ý niệm nào muốn tu Pháp môn khác, quý vị một lòng một dạ, giống như lão Hòa thượng Hải Hiền vậy, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng. Bắt đầu từ bây giờ ta niệm Phật đến khi ta vãng sanh, không còn vọng niệm thứ hai nữa, vậy thì quý vị chuyên, quý vị nhất rồi. Bản kinh này của chúng ta nói “nhất hướng chuyên niệm”, quý vị xem có nhất, có chuyên, hai chữ này là chữ then chốt, phải nhất tâm, phải chuyên niệm, buông xả tất cả.
Quý vị có thể quay đầu, Phật Bồ-tát nhất định thị hiện giúp quý vị. Quý vị lại kiên quyết chấp-trước, tự cho mình là đúng, chư Phật Bồ-tát cũng không còn cách nào, không thể giúp được, không phải là không giúp quý vị. Mà phiền-não tập-khí của quý vị quá nặng, đứng núi này trông núi nọ, người như thế làm sao thành tựu được? Bất luận là tu pháp thế gian hay xuất thế gian cũng không có thành tựu lớn.
- Category
- Giảng Pháp
Comments