Ta đi độ chúng sanh, kết quả bị chúng sanh khiến cho mê hoặc.Ta độ người, sau cùng bị người dẫn đi.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 160
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Ta đi độ chúng sanh, kết quả lại bị chúng sanh khiến cho mê hoặc. Ta độ người, sau cùng bị người dẫn đi.

Nên còn quá trẻ làm trú trì rất nguy hiểm.

Thầy quy định phải trên bốn mươi tuổi, nhưng lúc đó chúng tôi chưa đến 40 tuổi, không được ra ngoài giảng kinh. Cửa ải này thầy giữ rất nghiêm khắc, chỉ sợ chúng tôi chưa đủ định lực, dễ bị ảnh hưởng bởi cảnh giới bên ngoài. Bởi thế làm thầy rất khó, học trò nghe lời, nếu học trò không nghe lời họ sẽ ra đi. Có, nhưng không nhiều, không phải không có. Những người rời thầy sớm, đều không có thành tựu, vấn đề này về sau chúng tôi đều nhìn thấy.


Trong quá trình biểu diễn, trong lúc lợi tha ta phải giữ tâm thanh tịnh của mình, phải dùng tiêu chuẩn của Phật pháp. Tức là năm chữ trong Kinh Vô Lượng Thọ: “thanh tịnh bình đẳng giác”. Trong lúc biểu diễn, biểu diễn cho tất cả chúng sanh, trong này không đánh mất thanh tịnh bình đẳng giác, đó nghĩa là diệu dụng. Biểu diễn là tùy duyên, nếu đánh mất thanh tịnh bình đẳng giác, như vậy ta bị phàm phu dẫn dắt. Ta độ người, sau cùng bị người dẫn đi. Như vậy không phải giống họ sao? Khởi tâm động niệm, khiến cho tất cả tập khí phiền não của chúng ta đều khởi hiện hành, như vậy là sai.

Bởi vậy ở đây chúng ta phải coi trọng việc trì giới, chưa đến trình độ nhất định không thể biểu diễn, vừa biểu diễn đã bị người khác dắt đi. Ta đi độ chúng sanh, kết quả lại bị chúng sanh khiến cho mê hoặc.
Hòa thượng xuống tóc cho tôi, tức là pháp sư Tâm Ngộ, thầy thế phát cho tôi. Hai năm sau thầy hoàn tục, kết hôn với Phật tử nữ của thầy. Thầy độ cô ta, không ngờ lại bị cô ta cám dỗ, còn quá trẻ. Lúc đó thầy nhỏ hơn tôi một tuổi, tôi lớn hơn thầy một tuổi. Thầy biết giảng kinh, cũng biết viết bài, khi tôi chưa xuất gia, chúng tôi thường hay giao tiếp, là bạn bè của nhau. Nên khi tôi học kinh điển với thầy Lý ở Đài Trung, có ý xuất gia, thầy đến tìm tôi. Hình như trong vòng hai tháng, đến tìm tôi chín lần. Tôi thấy tâm ông ta rất khẩn thiết nên đã đồng ý, đến chùa Lâm Tế ở Viên Sơn, lúc đó ông ta làm trú trì, và xuống cho tôi. Nên còn quá trẻ làm trú trì rất nguy hiểm.

Cổ nhân_thầy lý nói với tôi, sau 40 tuổi mới có thể đi giảng kinh, có chút định lực khi tiếp xúc với đại chúng bên ngoài, trước 40 tuổi vẫn chưa ổn định. Chúng tôi ở Đài Trung tuân thủ lời dạy này của thầy Lý. Trước 40 tuổi học giảng kinh là luyện tập, ở trong nhà không ra ngoài, không nhận lời mời bên ngoài, chỉ ở nhà luyện tập Liên Xã Đài Trung, thư viện Từ Quang ở Đài Trung, còn một ngôi chùa, trú trì là một ni sư, cũng là học trò của thầy Lý. Chúng tôi chỉ luyện tập giảng kinh nơi ba chỗ này, không được ra bên ngoài giảng. Thầy quy định phải trên bốn mươi tuổi, nhưng lúc đó chúng tôi chưa đến 40 tuổi, không được ra ngoài giảng kinh. Cửa ải này thầy giữ rất nghiêm khắc, chỉ sợ chúng tôi chưa đủ định lực, dễ bị ảnh hưởng bởi cảnh giới bên ngoài. Bởi thế làm thầy rất khó, học trò nghe lời, nếu học trò không nghe lời họ sẽ ra đi. Có, nhưng không nhiều, không phải không có. Những người rời thầy sớm, đều không có thành tựu, vấn đề này về sau chúng tôi đều nhìn thấy.

Ngày nay nói đến kinh nghiệm, đây là kinh nghiệm nhiều năm của tôi, cảm nhận được một cách sâu sắc. Giới luật phải học từ Đệ Tử Quy, phải học từ Cảm Ứng Thiên. Từ trong Đệ Tử Quy học luân lý đạo đức, từ trong Cảm Ứng Thiên học nhân quả. Sức mạnh của nhân quả, lớn mạnh hơn nhiều so với sức mạnh của Đệ Tử Quy. Đệ Tử Quy ba phần sức mạnh, Cảm Ứng Thiên có bảy phần sức mạnh. Con người mặc dù học rất tốt luân lý đạo đức, nhưng vẫn động tâm trước địa vị danh lợi, vẫn là biết mà cứ phạm. Vì sao vậy? Vì không vượt qua được sự cám dỗ của danh lợi, điều này trong lịch sử rất nhiều, không phải họ không hiểu. Nhưng người hiểu nhân quả họ không dám, vì sao vậy? Người biết nhân quả, họ sẽ nghĩ đến tương lai như thế nào? Bây giờ ta có được địa vị, có được của cải này, không phải là thủ đoạn chính đáng, được rồi tương lai cũng phải trả, giết người phải đền mạng. Chưa nghe nói giết người, nói cho chư vị biết, nạo thai chính là giết người, có cần đền mạng chăng, quý vị có dám chăng? Không dám! Quý vị nợ mạng nợ tiền người khác, đều là việc phiền phức, oan oan tương báo không bao giờ dứt, quý vị dám chăng? Bởi vậy một ý niệm bất thiện làm tổn thương chúng sanh, trên thực tế là tổn thương chính mình, gọi là lực phản kháng. Quý vị đánh ra nó lại dội ngược về mình, rất nhanh. Cho nên nhân quả có bảy phần sức mạnh câu thúc con người, Đệ Tử Quy chỉ có ba phần sức mạnh.

Phật pháp đến viên mãn, giới luật sơ học của Phật pháp rất đơn giản, chỉ mười điều, Thập Thiện Nghiệp: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ, không tham, không sân, không si. Nhưng nếu không có hai nền tảng của Nho và Đạo giáo, ta không thực hành được Thập Thiện Nghiệp. Có nền tảng luân lý, đạo đức, nhân quả, nền tảng sâu dày sẽ thực hành được thập thiện.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment