Bồ Tát ở tại nơi nào, đều khiến cho hết thảy chúng sanh, sanh tâm hoan hỷ. 66

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
69 Views
Hãy học theo Hải Hiền lão Hòa thượng, lão Hòa thượng thật sự làm được rồi: “Bồ Tát ở tại nơi nào, đều khiến cho hết thảy chúng sanh, sanh tâm hoan hỷ”. Cả đời lão Hòa thượng không có chuyện người này là người tốt, hay người kia là người ác, không có chuyện đó. Ngài đối với mọi người đều là bình đẳng, đối đãi. Không có bất kỳ người nào không hoan hỷ, không có người nào oán hận Ngài. Cả đời chưa từng oán giận qua người nào, về mặt này chúng ta phải học tập theo lão Hòa thượng. Có một câu chuyện nho nhỏ kể về việc này, đó là Ngài đến thăm ruộng ngô, vừa hay gặp phải một chàng thanh niên đang ăn trộm ngô của Ngài. Người này vừa nhìn thấy Ngài, tay chân lóng ngóng, sợ sệt. Lão Hòa thượng bèn nói với anh ta, an ủi cậu ấy: “Đừng sợ, anh cứ việc bẻ, lựa trái nào to mà bẻ”, thế là Ngài liền quay người bỏ đi. Quả thật, trong tâm Ngài không có người nào là người xấu, người người đều là người tốt, chuyện nào cũng là chuyện tốt. Lão Hòa thượng cả một đời trồng trọt, Ngài khai khẩn được 14 mảnh đất hoang, tổng cộng khoảng hơn 100 mẫu. Ngài trồng lương thực, trồng rau, trồng cây ăn trái. Thảy đều dùng để bố thí cho mọi người; Ngài không có mang đi bán lấy tiền, đều dùng để cứu tế người nghèo khổ. Cho nên, người khác đến trộm ngô của Ngài, Ngài hoàn toàn là bố thí: “Anh muốn bao nhiêu cứ việc lấy bấy nhiêu”.
Bố thí ân đức một cách hoan hỷ, không kết oán thù; chỗ nào cũng đều là suy nghĩ thay cho người khác, chứ không hề suy nghĩ cho mình. Ngài luôn khiến mọi người vui vẻ, bố thí niềm vui cho mọi người, bản thân mình cũng vui, pháp hỷ sung mãn. Tha thứ cho kẻ khác là tiêu nghiệp chướng của chính mình. Không chịu dễ dãi với người khác, sau này bản thân mình cũng sẽ gặp phải bất lợi. Chướng ngại người khác chính là chướng ngại mình, cái lý này không thể không biết!
Chúng ta trong đời này, gặp phải thiện duyên ít, nghịch duyên nhiều, làm sao để xử lý? Nhất định phải thường tự phản tỉnh. “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”, phải bình lặng mà quan sát. Vấn đề luôn nằm ở bản thân mình, không phải người khác có vấn đề, luôn là bản thân mình có sai sót, mới khiến người khác đố kỵ chướng ngại, hủy báng phá hoại. Nhất định phải biết người khác không có lỗi, lỗi luôn tại mình. Không những đối với những oan gia trái chủ, không có lòng oán hận. Hơn nữa còn phải sanh lòng cảm ơn họ, vì sao? Vì họ thành tựu cho Nhẫn nhục Ba la mật của chúng ta. Thành tựu cho cơ duyên giúp chúng ta nghiêm túc phản tỉnh sửa sai, để đạo nghiệp đức hạnh của chính chúng ta có thể nâng lên. Nếu bạn suy nghĩ từ phương diện này, không những họ không có hại với chúng ta mà còn có ích cho ta nữa.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment