Sám hối nghiệp chướng. Chương Gia đại sư dạy tôi phương pháp Sám Hối .. 98

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
11 Views
Thứ tư, “sám hối nghiệp chướng”. Ba thứ trước đều là Tu Đức, tích công lũy đức. Nếu chẳng sám trừ nghiệp chướng, công đức do quý vị tu tập, tích lũy sẽ bị rò rỉ, giống như chúng ta cầm một cái chén đựng nước, phía trên rót nước vào, nhưng dưới đáy bị nứt, bị rò, sẽ rỉ mất, quý vị chẳng chứa đựng công đức được. Ắt phải vá lỗ rò ấy, nghiệp chướng là lỗ rò, nó tổn hao công đức, phải vá kỹ nó. Dùng phương pháp gì để vá? Sám hối. Dùng phương pháp gì để sám hối? Phàm phu chúng ta luân hồi trong lục đạo, mê mất tự tánh, chẳng biết chỗ tốt đẹp do tu điều lành, cứ tạo tác cả đống ác nghiệp, giết, trộm, dâm, dối, tham, sân, si, mạn, có ai chẳng tạo? Chính mình cũng không phải là ngoại lệ. Sau khi học Phật mới hiểu rõ, làm sai rồi! Trật rồi, đã sai lầm mất rồi! Không sao! Hy vọng từ nay trở đi chẳng làm sai nữa, đó là đúng. Chương Gia đại sư dạy tôi phương pháp sám hối, “sau này chẳng tạo nữa”, đó là chân sám hối. Sám trừ nghiệp chướng, theo như Khổng môn, Khổng phu tử có một học trò tu sám trừ nghiệp chướng tốt đẹp nhất, người ấy cũng là học trò đắc ý nhất của Ngài, tức Nhan Hồi. Quý vị thấy phu tử tán thán Nhan Hồi “bất nhị quá”, tức là chỉ phạm khuyết điểm một lần, sau khi đã biết rồi, tuyệt đối chẳng phạm sai lầm đã phạm trước đây. Đó là chân sám hối. Trong Phật pháp dạy chúng ta “phát lộ sám hối”, [tức là] chính mình đã làm chuyện sai quấy, chớ nên bưng bít, phải có dũng khí bày tỏ khuyết điểm của chính mình khiến cho mọi người đều biết. Dụng ý ấy rất sâu! Quý vị hướng về mọi người công bố rồi, vẫn chẳng biết xấu hổ mà tái phạm ư? Nếu tái phạm, người ta sẽ nói: “Vài hôm trước, ngươi đã phạm, cớ sao ngươi lại phạm?” Do vậy, đối với chính mình sanh ra sức ước thúc có tác dụng rất lớn, lợi ích thật sự của phát lộ sám hối chính là ở chỗ này, vừa cổ vũ, khích lệ người khác, vừa bày tỏ khuyết điểm của chính mình, quyết định sau này chẳng tạo nữa, đó là chân sám hối. Dẫu sám hối phát lộ, sau đấy vẫn tạo thì chẳng phải là chân sám hối. Trong danh từ này, Sám là tiếng Phạn, dịch âm tiếng Ấn Độ là Sám Ma (ksama), người Hoa tỉnh lược âm cuối, dùng một chữ Sám. Hối là tiếng Hán, [chữ Sám] có ý nghĩa rất gần với chữ Hối, nên kết hợp hai chữ Phạn và Hán, như thế gọi là “Phạn Hoa hợp dịch”, gộp chung lại để phiên dịch. Vì thế, Sám Hối có ý nghĩa thật sự là “về sau chẳng tạo nữa, chẳng phạm lần thứ hai”, đó là chân sám hối. Chớ nên che giấu, bưng bít tội nghiệp. Giấu diếm thì tội nhỏ biến thành tội lớn, tội lớn biến thành trọng tội, phiền phức to. Thật sự hối lỗi, sửa lỗi, đổi mới, về sau chẳng tạo nữa, nghiệp chướng tiêu trừ. Nghiệp chướng đã tiêu trừ, công đức của quý vị mới có thể tích lũy. Nghiệp chướng chẳng tiêu trừ, giấu diếm tội nghiệp do chính mình đã tạo, chẳng muốn nói với người khác, sợ kẻ khác biết, dẫu quý vị làm nhiều chuyện tốt đến mấy, vẫn chẳng có cách nào bù đắp tội nghiệt (mầm mống tội lỗi) của chính mình. Nói theo Phật pháp, sau khi chết, vẫn phải đọa địa ngục, đáng sợ ngần ấy! Nhất định phải giải quyết vấn đề trong một đời này; nếu đời này chẳng thể giải quyết, nói “sau khi chết sẽ giải quyết”, đâu có đơn giản như vậy! Vì sao? Con người sau khi đã chết, so với hiện tại càng hồ đồ hơn, thần trí chẳng có cách nào nhạy bén như trong hiện tại! Ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục thua kém nhân đạo quá xa! Do vậy, chúng ta được làm thân người thì điều tốt đẹp là có thể sám hối nghiệp chướng, đoạn ác, tu thiện, tích công lũy đức, đều được thành tựu trong một đời này, chớ nên đợi đến đời sau. Trong đời này, gặp gỡ pháp môn Tịnh Độ, được nghe mười đại nguyện vương, mười đại nguyện vương được xếp trong Chứng Tín Tự của bộ kinh này, quý vị nói xem ý nghĩa sâu chừng nào? Đấy là trí huệ chân thật, thiện xảo phương tiện của Phật, Bồ Tát nhằm nhắc nhở chúng ta. Sám hối thông với hết thảy Phật pháp, Đại Thừa, Tiểu Thừa, Hiển Giáo, Mật Giáo, Tông Môn, Giáo Hạ, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, môn nào cũng đều là pháp môn sám hối.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment