Phương pháp mười niệm này của Đại sư Ấn Quang, là từ một niệm đến mười niệm.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
184 - Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - 2017 (Lần 4)- Phẩm 6- Hòa Thượng Tịnh Không giảng.

Niệm như vậy, chính là một niệm. Niệm Phật như vậy, chính là chí tâm. Niệm tiếp nối mười lần, chính là mười niệm). Mười niệm mười niệm, tiếp nối không gián đoạn.
Lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm tấm gương cho chúng ta, Ngài niệm một câu Phật hiệu 92 năm rồi, 92 năm đều là chí tâm tín nhạo, đầy đủ mười niệm. Mười niệm này là do Đại sư Ấn Quang đề xướng, hiện nay chúng tôi cũng có một số đồng học dùng phương pháp này, Hồ Tiểu Lâm ở Bắc Kinh đề xướng, rất hiệu quả. Phương pháp mười niệm này của Đại sư Ấn Quang, là từ một niệm đến mười niệm, nhớ cho rõ ràng rành mạch, niệm cho rõ ràng rành mạch. Nhớ thầm trong tâm, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, ghi nhớ trong tâm. Không thể niệm A Di Đà Phật một, A Di Đà Phật hai, A Di Đà Phật ba, như vậy chính là có xen tạp rồi, quý vị xen tạp con số trong đó. Con số rõ ràng, không xen tạp. Nếu như không thể, mười niệm quá dài rồi, không được, Ấn Tổ nói với chúng ta, quý vị chia thành hai lần, một đến năm, sáu đến mười, cách nhớ như vậy. Nếu vẫn còn khó khăn, thì dùng ba ba bốn, tức là: một hai ba, bốn năm sáu, bảy tám chín mười. Dùng phương pháp này, giúp quý vị điều gì? Giúp ý niệm của quý vị được tập trung, không thể vọng tưởng, không thể có tạp niệm, vọng tưởng tạp niệm vừa xen vào, thì con số này bị sai rồi. Nhớ thầm, nhớ cho rõ ràng rành mạch, nhớ đến mười là được rồi, lại từ một đến mười, từ một đến mười, cứ niệm như vậy. Đừng niệm mười câu rồi sau đó lại niệm đến 20, 30, 40, không dùng phương pháp này, phương pháp này rất phí sức, rất dễ niệm sai, niệm sai rồi thì không tính, phải bắt đầu lại từ đầu. Cho nên tiêu chuẩn từ một đến mười, Ấn Tổ đề xướng phương pháp này, chính Ngài cũng dùng phương pháp này, có căn cứ, căn cứ chính là lời nguyện này, “đầy đủ mười niệm”, chính là ý này, vì vậy gọi là pháp thập niệm. Pháp thập niệm của Ấn Tổ là từ nguyện thứ 18 mà có.


(miên mật mà niệm), một câu nối tiếp một câu mà niệm. Niệm bốn chữ tốt, Đại sư Liên Trì tự mình niệm Phật là niệm bốn chữ, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Một câu nối tiếp một câu, đừng gián đoạn, phải niệm ra tâm thanh tịnh, như vậy gọi là công phu đắc lực. Niệm Phật vẫn còn tạp-niệm, vẫn còn vọng-tưởng, vẫn còn ô nhiễm, ô nhiễm là gì? Thất tình ngũ dục là ô nhiễm. Vẫn còn những điều này, đây là lý do vì sao công phu không đắc lực, cũng là lý do vì sao không niệm ra tâm thanh tịnh, chưa buông xả những điều này, nếu buông xả những điều này thì niệm ra tâm thanh tịnh rồi. Tâm thanh tịnh hiện tiền, chính là công phu thành phiến thường hay nói. Công phu thành phiến có lợi ích gì? Là vừa niệm đến nhất-tâm-bất-loạn, vừa niệm đến, nếu như lúc này quý vị có thể giữ gìn, đừng đánh mất, sẽ cảm được A Di Đà Phật hiện thân cho quý vị thấy. Phật hiện thân nhất định sẽ nói cho quý vị biết, để lộ tin tức cho quý vị, thọ mạng của quý vị còn bao lâu, Ngài sẽ nói với quý vị, đợi đến khi thọ mạng quý vị hết rồi, Ngài tiếp dẫn quý vị đến thế giới Cực Lạc. Quý vị thật sự nắm chắc phần vãng sanh, đức Di Đà đưa tin cho quý vị rồi, liền đạt được điều kiện vãng sanh thế giới Cực Lạc, công phu thành phiến. Nếu niệm đến nhất-tâm-bất-loạn, sự-nhất-tâm, lý-nhất-tâm, đó không phải là điều mà người thông thường có thể làm được. Công phu thành phiến thì người thông thường có thể đạt được, vãng sanh Phàm-thánh-đồng-cư độ của thế giới Cực Lạc. Nếu như từ đây lại nâng cấp lên, nâng cấp đến sự-nhất-tâm-bất-loạn, kiến-tư phiền-não đoạn rồi, vĩnh viễn đoạn rồi, sẽ không hiện hành nữa, đây là cảnh giới của Bồ-tát, cao hơn A-la-hán, vãng sanh đến Phương-tiện-hữu-dư độ của thế giới Cực Lạc, sự-nhất-tâm. Lại nâng cấp lên chính là lý-nhất-tâm, lý-nhất-tâm là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, sanh đến Thật-báo-trang-nghiêm độ của thế giới Cực Lạc. Đây là dựa vào công phu niệm Phật của bản thân chúng ta, tất cả sẽ cảm được A Di Đà Phật đến tiết lộ tin tức cho quý vị.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment