Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp, cho nên bất luận pháp môn nào chúng ta cũng phải cung kính.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 394
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không

Trong Hoa Nghiêm kinh nói “một là tất cả, tất cả là một”, là đạo lý này. Mỗi pháp môn đều là pháp môn niệm Phật, cảnh giới không thể nghĩ bàn. Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp, pháp môn này là chủ, pháp môn là chủ, 8 vạn 4 ngàn pháp môn đều là trợ tu, đều là trợ giúp.
Nếu là thiền tông, thì thiền tông này là chủ, tham thiền này là chủ, 8 vạn 4 ngàn pháp môn bao gồm pháp môn niệm Phật đều là trợ, chủ và trợ liền phân khai. Nếu như hôm nay chúng ta nghiên cứu giáo, đây cũng là một môn, nghiên cứu giáo, thì giáo là thứ nhất, niệm Phật, thiền đều là trợ tu. Một cái chủ, những thứ khác đều là bạn, đều là trợ tu, bình đẳng!
Trong kinh Kim Cang nói rất hay “pháp môn bình đẳng, không có cao thấp”, cho nên bất luận pháp môn nào chúng ta cũng phải cung kính, cũng phải tôn trọng. Các pháp môn khác với pháp môn mình học quyết định là nhất thể, quý vị mới có thể khế nhập được. Nếu quý vị phân biệt cái này cao, cái kia thấp thì không được rồi, thì quý vị không học được gì cả. Không những không học được, mà quý vị còn tạo tội nghiệp, tạo tội nghiệp gì? là báng Phật, báng pháp, báng tăng. Quý vị phê bình tức là hủy báng, nếu quý vị hủy báng Tam Bảo, trong Giới Kinh nói là đọa địa ngục Vô Gián, rất phiền phức.
Thiện Tài 53 tham là tượng trưng vô lượng vô biên pháp môn, mỗi pháp môn đều cung kính, mỗi pháp môn đều tán thán, mỗi pháp môn đều buông bỏ, ông ta rời khỏi, cáo từ, đó là buông bỏ. Mỗi pháp môn đều không được chấp trước. Hết thảy pháp môn không có phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm, không động niệm, thì quý vị đã đạt được hoàn toàn rồi, thật sự không thể nghĩ bàn. Cho nên tượng trưng của 53 tham, là tượng trưng cho đại viên mãn. Quý vị xem, cuối cùng biểu hiện rất có ý nghĩa, thứ 53 là Bồ Tát Phổ Hiền. Thiện Tài đi tham vấn, Bồ Tát Phổ Hiền nói cho ông Thập Đại Nguyện Vương Đạo Quy Cực Lạc, ý nghĩa này tượng trưng rất rõ rang. Người đầu tiên tham vấn pháp môn niệm Phật là tỳ kheo Cát Tường Vân, người sau cùng dẫn ông đến thế giới Cực Lạc.
Tôi đọc Hoa Nghiêm kinh, nhìn thấy điều này, mới tin tưởng Tịnh Độ. Văn Thù, Phổ Hiền đều phát nguyệt vãng sanh thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà. Không những chỉ mình đi, mà còn dẫn theo 41 vị pháp thân đại sĩ trong hải hội Hoa Tạng, tất cả đều đền thế giới Cực Lạc. Để lễ bái Phật A Di Đà, học tập Phật A Di Đà, nhìn thấy không khí này, quá vĩ đại, không thể không phục. Hải hội Hoa Tạng là tổng pháp môn của hết thảy chư Phật, cuối cùng quy về Tịnh Độ, là biểu trưng ý nghĩa này.
Tịnh Tông là pháp môn đệ nhất. Vô Lượng Thọ kinh là kinh đệ nhất. Thời kỳ mạt pháp tu các pháp môn khác không thành tựu được, nếu không tin quý vị thử xem, quý vị có thể làm được vô ngã không? trong kinh Kim Cang nói rất đúng, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”, quý vị làm được không? Quý vị không làm được thì quý vị không vào được pháp môn nào cả. Quý vị thật sự làm được, quý vị mới có thể nhập môn.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment