Ở nhà Niệm Phật, không nên phan duyên ra bên ngoài ...

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
23 Views
SAU KHI ĐỌC VÃNH SANH LUẬN, KHÔNG MUỐN TIẾP XÚC NÓI CHUYỆN PHIẾM VỚI NGƯỜI NGOÀI NỮA. NHƯ VẬY CÓ QUÁ CỐ CHẤP HAY KHÔNG
Hỏi: Sau khi đọc Vãng Sanh Luận, con không muốn ra ngoài tiếp xúc với người ngoài nữa, chỉ muốn ở trong nhà tịnh tu niệm Phật, và cũng không muốn nói chuyện phiếm với người khác về việc vặt trong nhà, chỉ muốn nghe pháp môn Tịnh Độ. Như vậy có cố chấp lắm không? Làm thế nào có thể hằng thuận đại chúng?
Hòa Thượng Tịnh Không trả lời: Đối với người sơ học chấp trước có chỗ tốt, bởi vì sao, công phu của mình còn chưa đắc lực, phải xem trọng việc tu trì. Ngay cả nhà Nho cũng nói: “Chọn việc thiện mà cố chấp”, cho nên người sơ học phải nên chấp trước. Đến khi nào thì mới hằng thuận chúng sanh? Bản thân mình hơi có chút công phu đắc lực rồi, không bị ngoại duyên làm ảnh hưởng, cũng không bị ngoại cảnh dụ hoặc, như vậy mới có thể hằng thuận chúng sanh. Nếu như chúng ta nhìn thấy sự dụ hoặc của ngũ dục lục trần bên ngoài mà vẫn khởi tâm động niệm, hễ bạn tùy thuận thì xong rồi! Từ xưa đến nay biết bao Pháp Sư giảng kinh, trên giảng đài giảng kinh thuyết Pháp độ chúng sanh, không được mấy ngày thì bị chúng sanh độ đi mất, từ xưa đến nay rất nhiều, vì sao vậy? Không có định công. Năm xưa tôi học kinh giáo, lúc đó là ba mươi mấy tuổi, thầy Lý hạn định cho tôi, chưa đến 40 tuổi quyết định không được ra ngoài giảng kinh, trước 40 tuổi giảng kinh chỉ có thể giảng ở Liên Xã Đài Trung, Thư Viện Từ Quang ở Đài Trung. Tôi ở nhà tự mình luyện tập, không thể ra ngoài, vì sợ ngoại cảnh bên ngoài lôi kéo chịu không nổi, bị đọa lạc, đây là sự yêu thương che chở của lão sư đối với học trò, thế nên chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Bản thân mình có thể vượt qua được khảo nghiệm hay không? Nếu không vượt qua được, thì bảo thủ tốt, cố chấp một chút cũng tốt, điều này các Pháp Sư giảng kinh nên đặc biệt lưu ý.


Nam Mô A Mi Đà Phật
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment