Không tùy duyên, thì chắc chắn là phan duyên, phan duyên làm phá hoại tất cả công phu của chúng ta.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa . Tập 459
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Thường xuyên để Phật A Di Đà trong tâm, niệm Phật vãng sanh Tịnh độ mới chắc chắn được. Đối với tất cả pháp của thế gian nhất định phải tùy duyên, không nên có chút miễn cưỡng nào, không thể để cảnh giới bên ngoài làm dao động. Không tùy duyên, thì chắc chắn là phan duyên, phan duyên làm phá hoại tất cả công phu của chúng ta. Thế nên Phật thường dạy chúng ta tùy duyên chứ không phan duyên.
Khi tùy duyên, có thuận cảnh, có nghịch cảnh, có thiện duyên, có ác duyên, tự mình cũng phải dùng trí tuệ để chọn pháp. Ta nên tùy thuận như thế nào, dùng phương pháp nào để đối phó, đây đều là dùng trí tuệ, chắc chắn là tự tha đều có lợi. Nhiều người không hiểu, không biết lợi tha là thật sự tự lợi. Tự lợi thường hay hại mình, đối với người khác cũng bất lợi, chúng ta thường nói là dùng tâm sai, vì sao dùng sai tâm? Vẫn là do mê mà không giác, giác chắc chắn không như vậy. Ở đây quan trọng nhất, học Phật nhất định phải buông bỏ cái ta. Quý vị xem trong kiến tư phiền não, cái đầu tiên của kiến phiền não là thân kiến. Lục đạo phàm phu, người nào không chấp trước thân này là ta? Có ý niệm này, nhất định có tự tư tự lợi, đây là thông bệnh của phàm phu lục đạo, bệnh lớn thứ nhất. Tất cả mọi vấn đề đều xảy ra từ đây- không biết thân này là giả.
Trong kinh luận đại thừa và tiểu thừa, Đức Phật đối với vấn đề này, không biết ngài đã nói bao nhiêu lần. Nếu chúng ta không thể giác ngộ, không chịu buông bỏ, cho dù là làm việc tốt, lợi ích xã hội, lợi ích chúng sanh, nhưng luôn chen lợi ích cá nhân vào trong đó. Mặc dù hết 99% là vì xã hội, trong đó có một phần tự tư tự lợi, công phu quý vị liền bị phá hoại, vì sao vậy? Vì không thuần, không thuần đến mức độ nào? Nghiêm trọng đến mức mất hết toàn bộ công đức. Có phước đức, quý vị đã làm phước đức, nhưng không có công đức.
Cũng như chuyện cổ trong nhà Phật, câu chuyện về Lương Võ Đế, rất nhiều bạn đồng học đều biết. Lúc còn tại thế, Lượng Võ Đế là đại hộ pháp của Phật giáo, trong lịch đại đế vương, đích thực ông là người phải nói đầu tiên. Chỉ đơn thuần việc vận động ăn chay, là ông ta đề xướng. Ngày nay người học Phật ra nước ngoài, thấy người học Phật nước ngoài ăn mặn, cảm thấy kỳ lạ. Những người học Phật nước ngoài, thấy người trong nước không ăn mặn, cũng cảm thấy kỳ lạ. Trong giới luật, Đức Phật chỉ nói không sát sanh.
Khi Đức Phật còn tại thế, phương thức sinh hoạt của ngài là khất thực. Khất thực, người ta cho gì ăn nấy, không phân biệt, không chấp trước. Hiện nay tiểu thừa ở Nam Dương cũng như vậy, họ vẫn đi khất thực, chỉ là không sát sanh. Vẫn giữ quy củ “tam tịnh nhục”, thịt ở đây là chúng ta không thấy giết, không nghe âm thanh giết, không phải vì tôi mà giết, nó bị giết không phải vì tôi, những điều này trong giới kinh cho phép.
Lương Võ Đế đọc Kinh Lăng Già, trong Kinh Lăng Già Đức Phật nói: Bồ Tát đại từ đại bi, không nhẫn tâm ăn thịt chúng sanh, ông rất cảm động, do đó bắt đầu ăn chay. Ông lấy địa vị Quốc vương hộ trì Phật pháp, đề xướng việc vận động ăn chay, nên người xuất gia trong tự viện am đường là người hưởng ứng đầu tiên, sau đó cư sĩ tại gia cũng hưởng ứng, đây là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Phật giáo. Chúng ta phải biết điều này, không nên đến nước ngoài làm trò cười.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment