Niềm tin rất khó, đừng cho rằng niệm tin rất dể. Rất khó.Bình thường niệm Phật là giả,chưa phải thật

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 323 . Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

phẩm hai mươi bốn là tam bối vãng sanh. “Tiêu hiển bản kinh cương tông”, bộ kinh này dạy chúng ta nguyên tắc hướng dẫn tu hành cao nhất. Cương là cương lĩnh, tông là tông chỉ. Nói đơn giản chính là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất. Chính là hai câu: “phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”. Chính là mười hai chữ này. “Tam bối vãng sanh chi thắng hành”, Thắng là vô cùng thù thắng. Tu hành tịnh độ tông thì mười hai chữ này đã nói lên tất cả. Giống như những gì Bồ Tát Đại Thế Chí nói, ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Bồ Tát Đại Thế Chí nói chỉ có tám chữ “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục” . Còn chổ này là mười hai chữ, nhiều hơn bốn chữ A Di Đà Phật.
Đô nhiếp lục căn là cơ sở của tâm bồ đề, là nhân chính của tâm bồ đề. Nếu lục căn của ta không thu về được, thì tâm bồ đề của ta không phát được. Không có cách nào để phát tâm bồ đề, muốn phát cũng phát không thành. Ở tịnh độ tông, muốn vãng sanh, tuy muốn vãng sanh, nhưng tập khí phiền não chưa đoạn, vì thế vẫn không thành tựu được. Nên nhiếp lục căn rất quan trọng. Chúng ta ngày nay rất đáng thương, lục căn thích hướng ra cảnh bên ngoài, không thu về được. Đã xem thấy, đã nhìn thấy, lập tức có suy nghĩ: nên phải làm sao, nên phải làm thế nào. Như vậy đến khi nào ta mới thành công? Đến khi nào ta biến thành người gỗ. Nhìn thấy bất cứ điều gì đều như như bất động. Nghe thấy cũng như như bất động. Như vậy công phu của chúng ta đã thành tựu. Nhìn thấy, nghe thấy phải làm sao? Phải rỏ ràng, như như bất động. Rỏ ràng chính là trí tuệ chân thật. Như như bất động là tự tánh bổn định.
Trong Hoàn Nguyên Quán của Hiền Thủ quốc sư giảng về bốn đức, là tuỳ duyên diệu dụng. Tuỳ duyên là hằng thuận chúng sanh. Diệu dụng là thanh tịnh bình đẳng. Có thể tuỳ thuận chúng sanh, như như bât động. Trong đại thừa giáo Phật thường nói “na già thường tại định, vô hữu bất định thời”. Đi đứng ngồi nằm đều ở trong định. Do định sanh tuệ, khởi tác dụng là trí tuệ chân thật. Không có một chút bồng bột, một chút nông nổi cũng không có. Người ở trong đại định, tuỳ thuận chúng sanh. Chúng sanh rất đáng thương, tâm của họ cứ rong ruổi bên ngoài, không thu về được. Nên câu Phật hiệu này họ niệm không vào. Niệm như thế nào, rất muốn niệm, chỉ là không có cảm ứng. Không giống như trong kinh nói, một niệm tương ưng một niệm Phật, mổi niệm tương ưng mổi niệm Phật. Nếu họ có cảm ứng như thế thì pháp hỷ sung mãn, họ vô cùng vui vẻ. Lúc đó câu Phật hiệu cũng không dám buông bỏ, họ thật tâm niệm.
Chúng ta thử nghĩ, Hoàng Niệm Tổ làm tấm gương cho chúng ta. Trước khi vãng sanh nữa năm, thời gian không gọi là dài, khoảng hơn một trăm ngày. Mổi ngày niệm danh hiệu Phật, đếm được bốn mươi vạn danh hiệu. Hoàng Niệm Tổ là làm cho chúng ta thấy, niệm Phật là sao? Phật hiệu câu này tiếp câu kia. Một chút tạp niệm cũng không xen vào được. Đây gọi là niệm Phật. Ngoài niệm Phật ra, vạn duyên đều buông bỏ. Hiện nay tất cả những chúng sanh khổ nạn này phải làm sao? Một ngày bốn mươi vạn câu Phật hiệu, chính là cứu khổ cứu nạn, hoá độ chúng sanh. Người có thiện căn nhìn thấy sẽ học theo. Như vậy thì bí quyết vãng sanh họ đã học được. Còn người thiện căn phước đức chưa thành thục, thì dạy họ cũng vô dụng. Họ làm không được. Đợi khi thành thục rồi hãy đến độ họ.

Niệm Phật vãng sanh tiêu dao như vậy, tự tại như vậy. Đó là thật vãng sanh, không phải giả. Được Phật đến tiếp dẫn. Trong đời của tôi cũng thấy được vài người. Còn nghe nói đại khái khoảng hai ba mươi người, tuyệt đối không phải giả. Chúng ta có thể làm được chăng? Mổi người đều có thể làm được, chỉ cần ta chịu buông bỏ. Buông bỏ đau khổ của thế gian, đừng lưu luyến. Nên bộ kinh này thực sự cứu rất nhiều người. Vì sao? Vì giới thiệu thế giới tây phương Cực Lạc cho mọi người. Trong bộ kinh này giảng tường tận nhất, rỏ ràng nhất, minh bạch nhất. Chúng ta thật sự thể hội được, thật sự thẩm thấu được. Thẩm thấu này người bây giời nói là nghiên cứu đến triệt để minh bạch. Ta sẽ thật lòng tin, sẽ phát nguyện niệm Phật. Nếu danh hiệu Phật này còn niệm chưa được, là do lòng tin của ta có vấn đề. Niềm tin rất khó, đừng cho rằng niệm tin rất dể. Rất khó!
Không còn chút nghi hoặc nào, chánh tín mới hiện tiền. Chánh tín chưa hiện tiền thì ta vẫn chưa chịu thực hành. Trong danh hiệu Phật vẫn còn tạp niệm, lục căn không thâu về được. Vấn đề là do còn nghi hoặc đối với thế giới Cực Lạc.Tôi thì tin rồi, nhưng còn có nghi hoặc. Vậy phải làm sao? Phải tụng kinh, niệm Phật . Thật sự niệm đến một lòng chuyên niệm, thì ta sẽ khai ngộ, sẽ minh bạch. Lúc này xem kinh điển ta sẽ hiểu ngay. Nếu không thể một lòng chuyên niệm, thì không đạt đến cảnh giới này. Chúng ta đối với Cực Lạc và Ta Bà đều mê hoặc, đều chưa hiểu rỏ ràng. Vì sao? Đối với thế gian này vẫn còn tham luyến.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment