Niệm Phật không linh, mà là do chúng ta không hội đủ điều kiện: Thiện căn, phước đức, nhân duyên..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 125
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư


Chẳng gặp được tức là chẳng có duyên phận, chẳng có cách nào hết!

Đối với ba điều kiện “thiện căn, phước đức, nhân duyên”, quý vị thấy chúng ta có nhân duyên, vì chúng ta gặp gỡ pháp môn này, được làm thân người, gặp gỡ Phật pháp, gặp gỡ Đại Thừa, gặp Tịnh Độ, duyên đầy đủ. Có thể thành tựu hay không, tùy thuộc thiện căn và phước đức của chính mình. Ba điều kiện thảy đều đầy đủ, chẳng có ai không thành tựu. Thiện căn và phước đức tu trong đời quá khứ. Quá khứ đã có cái nhân, dẫu chúng ta thiện căn và phước đức chẳng đủ, nếu đời này duyên thù thắng, rất dễ dàng bổ túc, đó gọi là “bổ tập” (học tập bổ sung), đều có thể học tập bổ sung thiện căn và phước đức, duyên là nghe kinh, nghe pháp. Duyên ấy thật ra chẳng nhiều. Hiện thời, người giảng kinh giáo học ngày càng ít! Ngày một ít đi chẳng phải là không có nguyên nhân, do hoàn cảnh sống hiện tại của chúng ta tạo ra, chớ nên không biết điều này. Giáo dục trong xã hội hiện thời do ai phụ trách, nắm giữ? Chúng ta phải biết giáo dục trong xã hội hiện đại do các phương tiện truyền thông, TV, và Internet thao túng. Quý vị thấy trong xã hội hiện thời, có ai không xem TV, người nào chẳng lướt Internet? Nội dung trong Internet là gì? Bạo lực, tình dục, giết, trộm, dâm, dối, dạy những chuyện ấy, dạy đến nỗi mỗi người đều mê hoặc, điên đảo, tâm bộp chộp, hời hợt. Do vậy, giáo dục của thánh hiền chẳng thể dính dáng, Phật, Bồ Tát đến dạy đều chẳng có cách nào dạy vì người ta chẳng thể tiếp nhận! Họ phiền não quá nặng, tham, sân, si, mạn, năm món phiền não, tham, sân, si, mạn, nghi, hoài nghi những thứ của cổ thánh tiên hiền, chẳng có tâm thành kính. Ấn Quang đại sư đã nói rất hay, đối với giáo huấn của thánh hiền khẳng định là “một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Chẳng có tâm thành kính, Phật, Bồ Tát đến dạy quý vị cũng chẳng đạt được lợi ích.

Chúng ta biết: Điều phổ biến là người hiện thời chẳng có tâm tôn trọng sự giáo dục của thánh hiền, chẳng để vào mắt, nên thánh giáo suy vi, mà Phật giáo cũng suy vi! Đúng là rất ít người trong đời quá khứ có thiện căn sâu dầy, có nguyện lực, nương theo nguyện trở lại, phát nguyện đến thế gian này để truyền thừa thánh giáo. Quý vị thấy những người ít ỏi ấy gặp nhiều nỗi gian nan! Nếu chúng ta có thể nhìn thấu suốt chân tướng sự thật, liễu giải các thứ nhân duyên, chúng ta mới biết quý tiếc cơ duyên này, rất khó có! Chúng ta chẳng gặp một vị thầy tốt chỉ dạy, làm sao biết trong sách cổ có lắm thứ tốt đẹp ngần ấy? Nay mọi người coi sách cổ như giấy lộn đáng thiêu sạch, ngỡ những thứ ấy cũ kỹ, lỗi thời, chẳng cần đến nữa, chẳng biết bảo vật ở trong ấy. Phật pháp được gọi là Pháp Bảo trong Tam Bảo, dùng danh từ này, hy vọng thời thời khắc khắc nhắc nhở quý vị phải coi trọng, chớ nên khinh dễ, bỏ luống qua! Đó là cổ nhân dụng tâm khổ sở, người đời sau nếu có thể hiểu thấu, hãy nghiêm túc phát nguyện khéo học tập, thành tựu chính mình, mà cũng giúp cho chánh pháp tồn tại lâu dài, lợi lạc chúng sanh hữu tình, hữu duyên. Đã thật sự giác ngộ, phải toàn tâm toàn lực giúp đỡ thế hệ sau thành tựu, đạt được một hai điều đều là thứ quý báu, tức là Bảo trong Tam Bảo, đó cũng là chúng ta gieo phước, duyên phận vô lượng vô biên phước đức. Tích lũy đại đức, gieo đại phước, thật sự nhận thức, thật sự hiểu rõ, đã giác ngộ

Trong Tam Học Giới, Định, Huệ, tam-muội là Định. Cớ sao có nhiều loại Định ngần ấy, trăm ngàn tam-muội? Đó là các phương pháp tu Định khác nhau, phương pháp vô lượng vô biên, nhưng mục đích đều nhằm tu Định, đều mong thu cái tâm về một chỗ.

Quý vị thấy Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta niệm Phật, chúng ta phải niệm như thế nào thì mới có thể vãng sanh Tịnh Độ? Lão nhân gia dạy chúng ta tám chữ “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). Quý vị thấy đó có phải là tam-muội hay không? “Nhiếp trọn sáu căn” tức là thâu hồi vọng niệm. Mắt thấy sắc liền khởi phân biệt, chấp trước, tai nghe tiếng cũng vậy, cho đến ý duyên pháp, không gì chẳng như vậy! Tâm ấy là tâm phân biệt, vọng tưởng, chấp trước, rong ruổi theo bên ngoài. Nay chúng ta muốn tu hành, ắt phải thâu hồi cái tâm lại, thâu hồi mắt từ Sắc Trần, thâu hồi tai từ Thanh Trần. Thật ra, Mạnh phu tử cũng đã từng nói, trong thời đại Mạnh Tử, Phật giáo chưa truyền đến Trung Quốc, nhưng Mạnh Tử đã từng nói: “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ” (đạo học vấn chẳng có gì khác, chỉ cầu sao thâu hồi cái tâm buông lung mà thôi), cũng mang ý nghĩa này. Ngài nói đạo lý trong sự học vấn chẳng có gì khác, chỉ là thâu hồi cái tâm, do tâm quý vị buông lung theo bên ngoài. Nhà Phật nói “sáu thức nơi sáu căn rong ruổi bên ngoài, hãy thâu hồi chúng”,
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment