Không thể thiếu thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi nước này..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 489
Chủ giảng: Pháp Sư
Tịnh Không

Trong Kinh Di Đà dạy rằng: “Không thể thiếu thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi nước này”. Điều kiện đầu tiên chính là thiện căn. Trong giáo lý đại thừa nói: Thiện căn của Bồ Tát chỉ có một là tinh tấn, tinh tấn là thiện căn của Bồ Tát. Bồ Tát có chướng ngại nghiêm trọng nhất là hoài nghi, nghi là chướng ngại nghiêm trọng nhất của Bồ Tát, tinh tấn là thiện căn duy nhất của Bồ Tát, nghi làm chướng ngại tinh tấn.
Pháp thế gian không tham không sân không si, đầy đủ viên mãn tất cả thiện pháp, không thể không đoạn tận tham sân si. Thế nên tham sân si, chúng ta phải nổ lực phản tỉnh, nếu năm này nhẹ hơn năm trước, hiện tượng này tốt, chứng minh công phu tu học của chúng ta đắc lực. Nếu năm này như năm trước, thậm chí năm này còn nghiêm trọng hơn năm trước, điều này rất phiền phức, phải tự mình cảnh giác cao độ vấn đề này, vì sao? Vì đạo nghiệp quý vị không có tiến triển, chỉ dừng lại một chỗ. Nếu năm này còn nghiêm trọng hơn năm trước, coi như xong, quý vị đã thoái chuyển, thoái chuyển là gì? Chính là trở lại ba đường ác. Nên biết, tâm tham đoạ vào ngạ quỷ, sân nhuế đọa địa ngục, ngu si đọa súc sanh, quý vị nghĩ đến đây sẽ sợ hãi. Tham sân si không sao, nhưng nghĩ đến ba loại quả báo của tham sân si liền sợ hãi, như vậy có thể làm ư? Đời sau đồng ý vào tam đồ sao? Không muốn đọa vào tam đồ, thì phải nhổ tận nguồn gốc của tam đồ. Tham sân si là gốc của tam đồ, là nhân của tam đồ.
Di Đà Yếu Giải nói: Bồ đề chánh đạo là thiện căn, tức thân nhân. Bên dưới Hoàng Niệm Tổ chú giải: Bồ đề chánh đạo là phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm, đây tức là thân nhân để thành tựu bồ đề. Nhân là chủng tử, là chủng tử thành tựu quả bồ đề, gọi là thiện căn. Ngẫu Ích đại sư nói trong yếu giải, chuyên đối với những người tu Tịnh độ, chuyên dành cho những người cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà, ngài nói với hạng người này.
Thế nên khuyên chúng ta phát tâm, phát tâm bồ đề. Bồ đề tâm chính là tâm thanh tịnh bình đẳng giác, chúng ta thêm chân thành vào ở trước, thêm từ bi vào ở sau_Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Mọi lúc mọi nơi, khởi tâm động niệm tương ưng với nó, không trái với nó, đây chính là tâm bồ đề, đương nhiên quan trọng nhất là điều đầu tiên: Chân thành. Nếu chúng ta xử sự đối nhân tiếp vật mà hư ngụy là sai. Thế nên tâm bồ đề không phải nói: khi tôi niệm Phật dùng tâm chân thành, còn tôi đối với người, người ta dùng thái độ như thế nào đối với tôi, tôi sẽ dùng thái độ đó đối với họ, như vậy là sai. Người khác gạt tôi, lừa dối tôi, hại tôi, tự tự tự lợi, tổn người lợi mình, đều là tâm này. Chúng ta học được chăng? Không nên học, nên biết đó là tâm luân hồi, dùng tâm này là trôi lăn trong luân hồi lục đạo. Họ lặn ngụp trong luân hồi lục đạo, tôi muốn đến thế giơi Cực Lạc. Nhưng mình vẫn dùng tâm giống họ, đây gọi là có nguyện mà không hành. Quý vị muốn đến thế giới Cực Lạc, nhưng không tạo nhân của thế giới Cực Lạc, không đi được! Không phải Phật pháp không linh, mà chính chúng ta đã sai. Vì thế người khác lừa gạt mình, nhưng mình không nên lừa gạt họ, nên dùng tâm chân đối đãi họ. Người khác hãm hại chúng ta, ta nên dùng tâm từ bi đối đãi họ, vì sao vậy? Vì họ là người trong luân hồi lục đạo, ta là người của thế giới Cực Lạc. Người ở thế giới Cực Lạc sao có thể giống như người thế gian này? Chúng ta hiểu rõ ràng minh bạch những vấn đề này, sẽ hồi tâm chuyển ý.
Thế gian này dùng tâm thái gì đối với tôi cũng không sao. Vì sao? Vì chúng ta ở thế gian này, đời này là thân sau cùng, lần sau không đến nữa_thân sau cùng. Đời sau đến thế giới Cực Lạc, không ở cõi Ta Bà, cáo biệt Ta Bà, như vậy là đúng. Chúng ta vẫn lưu luyến thế gian này, còn kết duyên với người thế gian, quá phiền phức. Chúng ta chỉ kết pháp duyên với người thế gian, tương lai sau khi tôi thành Phật, tôi trở lại độ quý vị, kết pháp duyên là đúng. Duyên này không có quả báo thiện ác, hóa giải tất cả, hiện tại chúng ta phải được thanh tịnh tự tại. Nên nhất định phải hiểu, tâm là Phật A Di Đà, tâm là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, giác. Đối đãi người khác đều dùng một vị từ bi, bình đẳng từ bi, thanh tịnh từ bi, như vậy là đúng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment