Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 220 - 221
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Ở thế giới chúng ta tâm tham rất nặng, tham tài. Thế giới Cực Lạc quá nhiều trân bảo, lấy không hết, dùng không tận, không cần tham, bởi nó quá nhiều. Thực tế mà nói, thế gian này của chúng ta, điều gì quan trọng nhất đối với sinh mạng của mình? Quan trọng nhất thì không tham, cái không quan trọng lại liều mạng để tham, sai! Quan trọng nhất là không khí, quý vị xem ai tham không khí? Ai đi lấy đồ để đựng không khí? Đây là thứ quan trọng nhất, nhưng không ai nhận ra. Vàng bạc đều vô ích, lại không ăn được, cũng không mặc được, vậy mà cứ nhất quyết tham những thứ này. Sai, hoàn toàn sai lầm.
Ở thế giới Cực Lạc, những vật phẩm hằng ngày đều tùy niệm biến hiện ra, muốn gì có đó, như vậy còn tham điều gì? Không cần là không có nữa, cũng không cần cất giữ. Ở thế gian này nhà nào cũng cần kho cất đồ, đến thế giới Cực Lạc đều không cần đến, không cần cất giữ. Không cần, không cần nó biến mất, khi cần nó sẽ đến, quý vị nói tự tại biết bao. Bởi vậy thế giới Cực Lạc tham sân si đều không có cơ hội khởi lên, ở đó không có ai khiến ta thấy không như ý, không có ai khiến ta thấy không thuận mắt, không có điều gì khiến ta cảm thấy đáng ghét, không có. Cho nên tham sân si đều không khởi lên, căn đều đoạn tận. Ở đó một thời gian, dần dần huân tập được như thế, nền tảng của ngũ độc không còn. Căn không còn, đương nhiên duyên cũng không còn. Nội duyên là oán hận não nộ phiền, không còn, đều không khởi lên, không còn nữa. Phật A Di Đà dùng phương pháp này, giúp chúng ta nhanh chóng thành tựu, chỉ cần nhất niệm thanh tịnh, điều này rất có đạo lý.
Nói đến nhân quả, ở đây chúng ta cần bổ sung một chút. Thật ra ở trước cũng có nói đến, vì người bây giờ mê quá sâu, nói thêm vài lần hy vọng họ có thể nghe được. Chúng ta nói nhân quả thế gian, ở thế gian này, bất luận họ là người ở đâu, bối cảnh như thế nào, tín ngưỡng gì, đối với của cải hầu như không có ai không thích. Đều muốn phát tài, cũng muốn thông minh trí tuệ, cũng muốn mạnh khỏe trường thọ, đây là quả báo. Ba vấn đề này quả thật vượt ra ngoài giới hạn của quốc gia, vượt ra ngoài giới hạn chủng tộc, cũng vượt ra ngoài giới hạn của tín ngưỡng tôn giáo. Là thứ mà khắp nhân loại đều truy cầu, còn đeo đuổi không biết mệt mỏi, nghĩ ra mọi cách để đạt được. Có cầu được chăng? Không thể. Vì sao vậy? Vì không có nhân, làm gì có quả? Cho dù là cướp được, sau khi cướp được, họ hưởng thụ một cách bình an vô sự, đây là quả báo! Nếu số mạng không có, khi họ cướp được, chỉ sợ chưa tới một hai tuần đã bị cảnh sát phát hiện, phá án, có thể còn bị phán tử hình. Không những không đạt được, mà còn phải đền mạng. Bất luận dùng thủ đoạn nào đạt được, đều là số mạng có, quý vị thử nghĩ xem sao phải khổ như thế?
Dùng thủ đoạn bất chánh đoạt được, phước báo trong số mệnh ta bị giảm sút, bản thân không hề hay biết, không chỉ là giảm mất một nửa. Chẳng hạn số mạng có 100 ức tài sản, nếu dùng thủ đoạn bất chánh, đời này có thể ta có được 50 ức, bản thân cảm thấy rất nhiều! Thật ra như thế nào? Thật ra đã bị giảm một nửa, quý vị xem có oan uổng chăng? Quả thật, có khi không chỉ giảm một nửa, đây là chúng tôi đưa ra một ví dụ cho mọi người dễ hiểu.
Của cải từ đâu mà có? Trong kinh luận đại và tiểu thừa Đức Phật thường nói, là từ bố thí mà có, bố thí tài. Đời này ta được giàu có, do đời trước tu ba loại bố thí. Thật sự giàu có không phải tu được trong một đời, tu một đời không được nhiều như thế. Thông thường mà nói phải ba đời, năm đời, cho đến mười đời, phước báo này rất lớn. Mười đời tu nhân, đời này quả báo hiện tiền, đó là đại phước báo hiện tiền.
Người xưa thường nói: “quý vi thiên tử, phú hữu tứ hải”, không phải người bình thường, người bình thường làm gì có phước báo lớn như thế? Con người hiểu được đạo lý này, hiểu biết đạo lý của nhân quả, họ sẽ tâm an lý đắc, không đi tranh giành, không truy cầu, tự mình nỗ lực tu nhân. Đời này tu nhân, đời này chưa hưởng thụ, đây là gì? Tích lũy ở đó. Đời sau tu tiếp, đời sau nữa cũng tiếp tục tu.
Chúng ta thấy người giàu có ở thế gian, số mệnh đó từ đâu mà có? Không phải trời cao ban cho họ, tất cả đều là tự tu tự hưởng thụ, nhà Phật gọi là “tự làm tự chịu”, phải hiểu đạo lý này. Phải có thái độ đoan chánh, phải cố gắng tu thật tốt đức hạnh. Vì sao vậy? Tu tốt đức hạnh không đọa vào ba đường ác, ta tu là phước báo nhân thiên. Nếu không có đức hạnh thì sao? Không có đức hạnh, nếu tu phước báo lớn như thế, có thể vào hưởng thụ trong đường súc sanh, hưởng thụ trong ngạ quỷ. Điều này rất nhiều, rất phổ biến. Còn có đường A tu la, đường la sát, đường ma quỷ, phước báo đó đều rất lớn. Phước báo đó không hoàn chỉnh, cho nên mới luân lạc đến một đường nào đó. Hưởng phước trong cõi đó họ tạo nghiệp, tạo tội nghiệp rất nặng nề. Sau khi hưởng hết phước, đại khái là cảnh giới địa ngục hiện tiền, như vậy là sai
Tập 220 - 221
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Ở thế giới chúng ta tâm tham rất nặng, tham tài. Thế giới Cực Lạc quá nhiều trân bảo, lấy không hết, dùng không tận, không cần tham, bởi nó quá nhiều. Thực tế mà nói, thế gian này của chúng ta, điều gì quan trọng nhất đối với sinh mạng của mình? Quan trọng nhất thì không tham, cái không quan trọng lại liều mạng để tham, sai! Quan trọng nhất là không khí, quý vị xem ai tham không khí? Ai đi lấy đồ để đựng không khí? Đây là thứ quan trọng nhất, nhưng không ai nhận ra. Vàng bạc đều vô ích, lại không ăn được, cũng không mặc được, vậy mà cứ nhất quyết tham những thứ này. Sai, hoàn toàn sai lầm.
Ở thế giới Cực Lạc, những vật phẩm hằng ngày đều tùy niệm biến hiện ra, muốn gì có đó, như vậy còn tham điều gì? Không cần là không có nữa, cũng không cần cất giữ. Ở thế gian này nhà nào cũng cần kho cất đồ, đến thế giới Cực Lạc đều không cần đến, không cần cất giữ. Không cần, không cần nó biến mất, khi cần nó sẽ đến, quý vị nói tự tại biết bao. Bởi vậy thế giới Cực Lạc tham sân si đều không có cơ hội khởi lên, ở đó không có ai khiến ta thấy không như ý, không có ai khiến ta thấy không thuận mắt, không có điều gì khiến ta cảm thấy đáng ghét, không có. Cho nên tham sân si đều không khởi lên, căn đều đoạn tận. Ở đó một thời gian, dần dần huân tập được như thế, nền tảng của ngũ độc không còn. Căn không còn, đương nhiên duyên cũng không còn. Nội duyên là oán hận não nộ phiền, không còn, đều không khởi lên, không còn nữa. Phật A Di Đà dùng phương pháp này, giúp chúng ta nhanh chóng thành tựu, chỉ cần nhất niệm thanh tịnh, điều này rất có đạo lý.
Nói đến nhân quả, ở đây chúng ta cần bổ sung một chút. Thật ra ở trước cũng có nói đến, vì người bây giờ mê quá sâu, nói thêm vài lần hy vọng họ có thể nghe được. Chúng ta nói nhân quả thế gian, ở thế gian này, bất luận họ là người ở đâu, bối cảnh như thế nào, tín ngưỡng gì, đối với của cải hầu như không có ai không thích. Đều muốn phát tài, cũng muốn thông minh trí tuệ, cũng muốn mạnh khỏe trường thọ, đây là quả báo. Ba vấn đề này quả thật vượt ra ngoài giới hạn của quốc gia, vượt ra ngoài giới hạn chủng tộc, cũng vượt ra ngoài giới hạn của tín ngưỡng tôn giáo. Là thứ mà khắp nhân loại đều truy cầu, còn đeo đuổi không biết mệt mỏi, nghĩ ra mọi cách để đạt được. Có cầu được chăng? Không thể. Vì sao vậy? Vì không có nhân, làm gì có quả? Cho dù là cướp được, sau khi cướp được, họ hưởng thụ một cách bình an vô sự, đây là quả báo! Nếu số mạng không có, khi họ cướp được, chỉ sợ chưa tới một hai tuần đã bị cảnh sát phát hiện, phá án, có thể còn bị phán tử hình. Không những không đạt được, mà còn phải đền mạng. Bất luận dùng thủ đoạn nào đạt được, đều là số mạng có, quý vị thử nghĩ xem sao phải khổ như thế?
Dùng thủ đoạn bất chánh đoạt được, phước báo trong số mệnh ta bị giảm sút, bản thân không hề hay biết, không chỉ là giảm mất một nửa. Chẳng hạn số mạng có 100 ức tài sản, nếu dùng thủ đoạn bất chánh, đời này có thể ta có được 50 ức, bản thân cảm thấy rất nhiều! Thật ra như thế nào? Thật ra đã bị giảm một nửa, quý vị xem có oan uổng chăng? Quả thật, có khi không chỉ giảm một nửa, đây là chúng tôi đưa ra một ví dụ cho mọi người dễ hiểu.
Của cải từ đâu mà có? Trong kinh luận đại và tiểu thừa Đức Phật thường nói, là từ bố thí mà có, bố thí tài. Đời này ta được giàu có, do đời trước tu ba loại bố thí. Thật sự giàu có không phải tu được trong một đời, tu một đời không được nhiều như thế. Thông thường mà nói phải ba đời, năm đời, cho đến mười đời, phước báo này rất lớn. Mười đời tu nhân, đời này quả báo hiện tiền, đó là đại phước báo hiện tiền.
Người xưa thường nói: “quý vi thiên tử, phú hữu tứ hải”, không phải người bình thường, người bình thường làm gì có phước báo lớn như thế? Con người hiểu được đạo lý này, hiểu biết đạo lý của nhân quả, họ sẽ tâm an lý đắc, không đi tranh giành, không truy cầu, tự mình nỗ lực tu nhân. Đời này tu nhân, đời này chưa hưởng thụ, đây là gì? Tích lũy ở đó. Đời sau tu tiếp, đời sau nữa cũng tiếp tục tu.
Chúng ta thấy người giàu có ở thế gian, số mệnh đó từ đâu mà có? Không phải trời cao ban cho họ, tất cả đều là tự tu tự hưởng thụ, nhà Phật gọi là “tự làm tự chịu”, phải hiểu đạo lý này. Phải có thái độ đoan chánh, phải cố gắng tu thật tốt đức hạnh. Vì sao vậy? Tu tốt đức hạnh không đọa vào ba đường ác, ta tu là phước báo nhân thiên. Nếu không có đức hạnh thì sao? Không có đức hạnh, nếu tu phước báo lớn như thế, có thể vào hưởng thụ trong đường súc sanh, hưởng thụ trong ngạ quỷ. Điều này rất nhiều, rất phổ biến. Còn có đường A tu la, đường la sát, đường ma quỷ, phước báo đó đều rất lớn. Phước báo đó không hoàn chỉnh, cho nên mới luân lạc đến một đường nào đó. Hưởng phước trong cõi đó họ tạo nghiệp, tạo tội nghiệp rất nặng nề. Sau khi hưởng hết phước, đại khái là cảnh giới địa ngục hiện tiền, như vậy là sai
- Category
- Giảng Pháp
Comments