Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 147 - 146
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Trong thời đại hiện nay, vì bản thân chúng ta nghiệp chướng quá sâu nặng. Đừng nói người khác, nói người khác tội nghiệp của chúng ta càng thêm sâu. Chúng ta cần phải nhớ giáo huấn của các bậc cao tăng tổ sư, Người tu đạo chơn chánh, chẳng thấy lỗi thế gian, cần phải học điều này. trong Lục Tổ Đàn Kinh nói: Câu nói này hiện nay chúng ta có thể nghe hiểu, vì sao không thấy lỗi lầm của thế gian? Thế gian không có lỗi, đây là nói lời thật với chúng ta. Vì sao nói thế gian không có lỗi? Vì thế gian căn bản không tồn tại. Quý vị nhớ trong kinh nói: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, họ có lỗi lầm gì? Lỗi lầm từ đâu mà có? Lỗi lầm là từ bản thân chúng ta nhìn thấy hiện tượng này, trong phản ứng của chúng ta có vọng tưởng phân biệt chấp trước, đây chính là lỗi lầm. Bởi vậy cổ nhân nói: “hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”, điều này có đạo lý. Sai lầm không ở bên ngoài, mà tại chúng ta. Chỉ cần ta sửa đổi tâm lý, giống như Chư Phật Bồ Tát, ta sẽ thấy thế gian không có lỗi lầm, sẽ nhập vào cảnh giới Phật, sống cuộc sống của Bồ Tát, làm gì có sai lầm?
Khôi phục đến sự bình thường của chúng ta. Bình thường là gì? Bình thường là tâm thanh tịnh. Đại sư Huệ Năng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Tâm thanh tịnh là sự bình thường của chúng ta, tâm không thanh tịnh là không bình thường, là có bệnh. Quý vị xem trên đề kinh này chỉ ra ba cương lĩnh tu hành quan trọng nhất: Thanh tịnh, bình đẳng giác, đây là chân tâm của chúng ta. Tu hành là tu gì? Tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng không có sai biệt, tất cả vạn pháp bình đẳng với ta, ta ở trong tất cả pháp tâm địa thanh tịnh.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Trong thời đại hiện nay, vì bản thân chúng ta nghiệp chướng quá sâu nặng. Đừng nói người khác, nói người khác tội nghiệp của chúng ta càng thêm sâu. Chúng ta cần phải nhớ giáo huấn của các bậc cao tăng tổ sư, Người tu đạo chơn chánh, chẳng thấy lỗi thế gian, cần phải học điều này. trong Lục Tổ Đàn Kinh nói: Câu nói này hiện nay chúng ta có thể nghe hiểu, vì sao không thấy lỗi lầm của thế gian? Thế gian không có lỗi, đây là nói lời thật với chúng ta. Vì sao nói thế gian không có lỗi? Vì thế gian căn bản không tồn tại. Quý vị nhớ trong kinh nói: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, họ có lỗi lầm gì? Lỗi lầm từ đâu mà có? Lỗi lầm là từ bản thân chúng ta nhìn thấy hiện tượng này, trong phản ứng của chúng ta có vọng tưởng phân biệt chấp trước, đây chính là lỗi lầm. Bởi vậy cổ nhân nói: “hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”, điều này có đạo lý. Sai lầm không ở bên ngoài, mà tại chúng ta. Chỉ cần ta sửa đổi tâm lý, giống như Chư Phật Bồ Tát, ta sẽ thấy thế gian không có lỗi lầm, sẽ nhập vào cảnh giới Phật, sống cuộc sống của Bồ Tát, làm gì có sai lầm?
Khôi phục đến sự bình thường của chúng ta. Bình thường là gì? Bình thường là tâm thanh tịnh. Đại sư Huệ Năng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Tâm thanh tịnh là sự bình thường của chúng ta, tâm không thanh tịnh là không bình thường, là có bệnh. Quý vị xem trên đề kinh này chỉ ra ba cương lĩnh tu hành quan trọng nhất: Thanh tịnh, bình đẳng giác, đây là chân tâm của chúng ta. Tu hành là tu gì? Tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng không có sai biệt, tất cả vạn pháp bình đẳng với ta, ta ở trong tất cả pháp tâm địa thanh tịnh.
- Category
- Giảng Pháp
Comments