Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 115
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Thượng cúng chư Phật là nêu gương cho chúng sanh: Trước tiên dạy đại chúng tu hiếu kính, học từ chỗ nào ? Hiếu thuận cha mẹ, tôn sư trọng đạo, dạy từ chỗ này. Đấy là đại căn đại bản của giáo dục thế gian và xuất thế gian. Người dẫu làm nhiều chuyện tốt đến mấy, có cống hiến to lớn đối với xã hội, nhưng nếu bất hiếu cha mẹ, chẳng kính trọng thầy, sự tốt lành của kẻ ấy chẳng có cội rễ, bất luận làm thiện sự to tát đến mấy, chẳng có cội rễ thì chẳng phải là chân thiện. Kẻ ấy giáo học, dạy người khác bất hiếu cha mẹ, bất kính sư trưởng, trong tương lai họ sẽ giống như kẻ ấy, dẫu học tốt đẹp cách mấy, hễ gặp danh cao lợi dầy, tâm liền biến đổi. Vì sao biến đổi? Vì chẳng có căn cội. Nếu kẻ ấy có căn cội, sẽ vĩnh viễn chẳng biến. Vì sao? Kẻ ấy biết nghĩ tới cha mẹ, biết nghĩ đến thầy, nếu đổi dạ làm chuyện xấu, lẽ nào chẳng có lỗi với cha mẹ? Lẽ nào chẳng có lỗi với thầy? Nghĩ tới điều đó, dục vọng sẽ bị giảm thấp, từ mê hoặc bèn giác ngộ. Do vậy, đức Phật dạy chúng sanh đầu tiên là tu cúng Phật, đó là dạy tu hiếu kính. Tiếp đó là lợi ích chúng sanh. Thân ngữ ý nghiệp, tức tam nghiệp của Phật, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, tạo tác tuyệt đối nghĩ đến lợi ích chúng sanh. Nghĩ cách lợi ích chúng sanh, nói lời lợi ích chúng sanh, làm chuyện nhằm lợi ích chúng sanh, chuyện chẳng có lợi ích cho chúng sanh tuyệt đối chẳng làm, mà cũng tuyệt đối chẳng nghĩ tới. Cả một đời dạy học độ chúng sanh đã được nói trọn trong ấy. Đây là biểu hiện nơi mặt Sự.
Tiếp theo đó, nói về Lý. Dù có những sự tướng ấy, vẫn chẳng có tướng ra, vào, trước, sau. Tâm Bồ Tát bình đẳng, tức là nói Ngài chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước, tâm Ngài vĩnh viễn thanh tịnh, bình đẳng. Tốc độ lại vô cùng nhanh chóng, lẹ làng như chớp. Đó là nói về sự cảm ứng. Chỉ cần chúng sanh có cảm, Bồ Tát lập tức có ứng. Trong Phật pháp cũng có một câu nói, chúng ta phải hiểu rõ, tức là Phật độ kẻ hữu duyên. Kẻ chẳng có duyên với Phật, Phật có ứng hay không? Phật có ứng. Tuy có ứng, kẻ vô duyên chẳng thể nhận biết, chẳng đạt được lợi ích. Đây chính là như trước kia Chương Gia đại sư đã nói: Kẻ ấy nghiệp chướng quá nặng, chẳng phải là không có cảm ứng, mà do nghiệp chướng quá nặng, chướng ngại kẻ ấy, khiến kẻ ấy chẳng nhận được sự cảm ứng của Phật, Bồ Tát. Kẻ nghiệp chướng sâu nặng rất phiền phức, cầu Phật, Bồ Tát, nhưng chẳng nhận được sự cảm ứng của Phật, Bồ Tát; nhưng ma thấy được, khi ma trông thấy bèn ứng, phù hợp khít khao, ma đến ứng để làm gì ? Giúp đỡ kẻ ấy làm chuyện xấu. Vì thế, có kẻ làm chuyện xấu, nhưng dường như duyên của kẻ ấy rất thù thắng, đó là gì ? Yêu ma quỷ quái giở trò. Thiện có thiện cảm ứng, ác có ác cảm ứng. Có thiện tâm nơi ác thì Phật, Bồ Tát chẳng giúp được, nhưng yêu ma quỷ quái được dịp thuận tiện, chúng ta chớ nên không biết điều này.
Người thật sự học Phật, chuyện đầu tiên là trừ khử tham, sân, si. Thuở Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, suốt đời vì chúng ta thị hiện, quý vị thấy Ngài sống đơn giản lắm, giữa trưa ăn một bữa, nghỉ dưới cội cây, ba y, một bát, sung sướng vô cùng. Quý vị cần gì phải mong mỏi có lắm tiền của dường ấy, đúng là hồ đồ! Của cải có phải là của quý vị hay không ? Trong các buổi giảng, chúng tôi cũng nói quá nhiều lần. Bao nhiêu tiền quý vị bỏ trong túi trên thân bèn là của quý vị. Tiền chẳng ở trên người bèn chẳng phải là của quý vị. Quý vị có biết hay chăng ? Quần áo ta mặc trên người là của ta, khi chẳng mặc trên người bèn chẳng phải là của ta. Quý vị ở trong căn nhà này, cái nhà này là của quý vị. Rời khỏi căn nhà ấy, căn nhà chẳng còn thuộc về quý vị nữa! Nếu quý vị thường có thể quán như thế, quý vị đã biết đủ, thường vui rồi ! Dẫu nhiều đến mấy, chẳng phải là của quý vị. Tiền bỏ trong ngân hàng, chẳng dùng được thì chẳng phải là của quý vị. Ngân hàng có thể bị đóng cửa. Hiện thời đang bị khủng hoảng tài chánh, các ngân hàng ngoại quốc bị đóng cửa rất nhiều. Thứ gì là thật ? Tích lũy công đức là thật, công đức là của chính mình. Quý vị có thể hiếu thuận cha mẹ, tôn trọng trưởng bối, yêu thương, che chở hết thảy chúng sanh, công đức ấy sẽ mang theo được, nó thật sự là của chính quý vị. Vật ngoài thân toàn là giả, chẳng thể mang theo thứ gì! Trong Phật pháp thường nói: Người thông minh, người có trí huệ phải làm chuyện có thể mang theo được. Ngàn muôn lần chớ nên làm chuyện chẳng mang theo được !
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Thượng cúng chư Phật là nêu gương cho chúng sanh: Trước tiên dạy đại chúng tu hiếu kính, học từ chỗ nào ? Hiếu thuận cha mẹ, tôn sư trọng đạo, dạy từ chỗ này. Đấy là đại căn đại bản của giáo dục thế gian và xuất thế gian. Người dẫu làm nhiều chuyện tốt đến mấy, có cống hiến to lớn đối với xã hội, nhưng nếu bất hiếu cha mẹ, chẳng kính trọng thầy, sự tốt lành của kẻ ấy chẳng có cội rễ, bất luận làm thiện sự to tát đến mấy, chẳng có cội rễ thì chẳng phải là chân thiện. Kẻ ấy giáo học, dạy người khác bất hiếu cha mẹ, bất kính sư trưởng, trong tương lai họ sẽ giống như kẻ ấy, dẫu học tốt đẹp cách mấy, hễ gặp danh cao lợi dầy, tâm liền biến đổi. Vì sao biến đổi? Vì chẳng có căn cội. Nếu kẻ ấy có căn cội, sẽ vĩnh viễn chẳng biến. Vì sao? Kẻ ấy biết nghĩ tới cha mẹ, biết nghĩ đến thầy, nếu đổi dạ làm chuyện xấu, lẽ nào chẳng có lỗi với cha mẹ? Lẽ nào chẳng có lỗi với thầy? Nghĩ tới điều đó, dục vọng sẽ bị giảm thấp, từ mê hoặc bèn giác ngộ. Do vậy, đức Phật dạy chúng sanh đầu tiên là tu cúng Phật, đó là dạy tu hiếu kính. Tiếp đó là lợi ích chúng sanh. Thân ngữ ý nghiệp, tức tam nghiệp của Phật, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, tạo tác tuyệt đối nghĩ đến lợi ích chúng sanh. Nghĩ cách lợi ích chúng sanh, nói lời lợi ích chúng sanh, làm chuyện nhằm lợi ích chúng sanh, chuyện chẳng có lợi ích cho chúng sanh tuyệt đối chẳng làm, mà cũng tuyệt đối chẳng nghĩ tới. Cả một đời dạy học độ chúng sanh đã được nói trọn trong ấy. Đây là biểu hiện nơi mặt Sự.
Tiếp theo đó, nói về Lý. Dù có những sự tướng ấy, vẫn chẳng có tướng ra, vào, trước, sau. Tâm Bồ Tát bình đẳng, tức là nói Ngài chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước, tâm Ngài vĩnh viễn thanh tịnh, bình đẳng. Tốc độ lại vô cùng nhanh chóng, lẹ làng như chớp. Đó là nói về sự cảm ứng. Chỉ cần chúng sanh có cảm, Bồ Tát lập tức có ứng. Trong Phật pháp cũng có một câu nói, chúng ta phải hiểu rõ, tức là Phật độ kẻ hữu duyên. Kẻ chẳng có duyên với Phật, Phật có ứng hay không? Phật có ứng. Tuy có ứng, kẻ vô duyên chẳng thể nhận biết, chẳng đạt được lợi ích. Đây chính là như trước kia Chương Gia đại sư đã nói: Kẻ ấy nghiệp chướng quá nặng, chẳng phải là không có cảm ứng, mà do nghiệp chướng quá nặng, chướng ngại kẻ ấy, khiến kẻ ấy chẳng nhận được sự cảm ứng của Phật, Bồ Tát. Kẻ nghiệp chướng sâu nặng rất phiền phức, cầu Phật, Bồ Tát, nhưng chẳng nhận được sự cảm ứng của Phật, Bồ Tát; nhưng ma thấy được, khi ma trông thấy bèn ứng, phù hợp khít khao, ma đến ứng để làm gì ? Giúp đỡ kẻ ấy làm chuyện xấu. Vì thế, có kẻ làm chuyện xấu, nhưng dường như duyên của kẻ ấy rất thù thắng, đó là gì ? Yêu ma quỷ quái giở trò. Thiện có thiện cảm ứng, ác có ác cảm ứng. Có thiện tâm nơi ác thì Phật, Bồ Tát chẳng giúp được, nhưng yêu ma quỷ quái được dịp thuận tiện, chúng ta chớ nên không biết điều này.
Người thật sự học Phật, chuyện đầu tiên là trừ khử tham, sân, si. Thuở Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, suốt đời vì chúng ta thị hiện, quý vị thấy Ngài sống đơn giản lắm, giữa trưa ăn một bữa, nghỉ dưới cội cây, ba y, một bát, sung sướng vô cùng. Quý vị cần gì phải mong mỏi có lắm tiền của dường ấy, đúng là hồ đồ! Của cải có phải là của quý vị hay không ? Trong các buổi giảng, chúng tôi cũng nói quá nhiều lần. Bao nhiêu tiền quý vị bỏ trong túi trên thân bèn là của quý vị. Tiền chẳng ở trên người bèn chẳng phải là của quý vị. Quý vị có biết hay chăng ? Quần áo ta mặc trên người là của ta, khi chẳng mặc trên người bèn chẳng phải là của ta. Quý vị ở trong căn nhà này, cái nhà này là của quý vị. Rời khỏi căn nhà ấy, căn nhà chẳng còn thuộc về quý vị nữa! Nếu quý vị thường có thể quán như thế, quý vị đã biết đủ, thường vui rồi ! Dẫu nhiều đến mấy, chẳng phải là của quý vị. Tiền bỏ trong ngân hàng, chẳng dùng được thì chẳng phải là của quý vị. Ngân hàng có thể bị đóng cửa. Hiện thời đang bị khủng hoảng tài chánh, các ngân hàng ngoại quốc bị đóng cửa rất nhiều. Thứ gì là thật ? Tích lũy công đức là thật, công đức là của chính mình. Quý vị có thể hiếu thuận cha mẹ, tôn trọng trưởng bối, yêu thương, che chở hết thảy chúng sanh, công đức ấy sẽ mang theo được, nó thật sự là của chính quý vị. Vật ngoài thân toàn là giả, chẳng thể mang theo thứ gì! Trong Phật pháp thường nói: Người thông minh, người có trí huệ phải làm chuyện có thể mang theo được. Ngàn muôn lần chớ nên làm chuyện chẳng mang theo được !
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments