Người niệm Phật, ngoài tín nguyện trì danh ra, tất cả đều là hý luận. (Pháp Sư Tịnh Không)

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
107 Views
NGƯỜI NIỆM PHẬT, NGOÀI TÍN NGUYỆN TRÌ DANH RA, TẤT CẢ ĐỀU LÀ HÝ LUẬN.

“Hý luận phân nhiên”, chữ “hý luận” này là các thứ học thuyết, các thứ lý luận triết học, cho đến bao gồm luôn cả khoa học kỷ thuật đều gọi là hý luận, tại sao vậy? Vì nó không thể giúp cho anh giải quyết được vấn đề sanh tử đại sự, không thể giải quyết vấn đề, không thể giúp cho chúng ta ra khỏi tam giới siêu việt luân hồi, đó cả thảy đều là hý luận.

Y theo như bổn tông, theo bổn pháp môn mà nói, ngoại trừ tín nguyện trì danh A Di Đà Phật ra, cho dù bộ đại tạng kinh mà Đức Thích Ca Mâu Ni Phật giảng đó cũng đều gọi là hý luận. Nhưng đó là Phật nói tại sao gọi là hý luận? Phật giảng đó đều có đạo lý, nhưng đối với tôi vô dụng, với bộ đại tạng kinh kia, tôi không thể liễu sanh tử, không thể xuất tam giới thì bằng như là hý luận. Có thể giúp chúng ta liễu sanh tử xuất tam giới chỉ có tín nguyện trì danh.

Nếu quý vị đem sự thật này hiểu rõ rồi, thì hôm nay tôi giảng về “quy y pháp” với quý vị, quý vị mới biết được dụng ý sâu đến chừng nào. “Quy” là hồi đầu, từ đâu mà hồi đầu? Từ chổ có tất cả kinh giáo hồi đầu, ta đều chẳng cần nữa. Nào là Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Tướng, Duy Thức, tất cả đều không cần nữa, ta từ đó quay đầu trở lại, chuyên môn nương tựa kinh Vô Lượng Thọ, nương tựa kinh A Di Đà, tại vì sao? Vì kinh Vô Lượng Thọ kinh A Di Đà thật sự có thể giải quyết vấn đề của tôi, thật sự có thể giúp tôi liễu sanh tử xuất tam giới. Những đại kinh đại luận kia tuy là cao, đối với tôi vô dụng, tôi cũng xem không hiểu, phương pháp lý luận quá rườm rà tôi cũng học không nổi, tôi cần phải xả bỏ hết, từ nơi đây quay trở lại, tôi phải quy y kinh A Di Đà, điều này tuyệt đối chẳng phải đi ngược ý của thầy, là tôn trọng lối dạy của thầy đấy.

“Tùy thuận chư Phật chân thật giáo hối”, câu “chân thật giáo hối” này tức là kinh A Di Đà, tức là tín nguyện trì danh, là chân thật giáo hối của tất cả chư Phật, một tí hoài nghi đều chẳng có, một tí mê hoặc đều chẳng có, tín nguyện kiên định như thế đó, vậy tức là khi nãy đã nói, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới anh đã ghi sổ rồi, đã báo danh rồi, có thể đi bất cứ lúc nào, thì chẳng phải là người của thế giới ta bà này nữa rồi. Tây Phương thế giới nếu như không báo danh được, không ghi sổ được, vậy thì anh là người trong lục đạo luân hồi rồi! Bất kể anh tu pháp môn nào, nếu anh không có khả năng vược khỏi ngũ trọc ác thế thì anh quyết định đi luân hồi, đã là đi luân hồi thì anh quyết định sẽ đọa tam ác đạo, đây là chân tướng sự thật đang bày ra trước mặt chúng ta, không thể nào không biết, không thể không cảnh giác, đây gọi là “hý luận phân nhiên”.

Tất cả kinh Phật giảng chúng ta đều xem nó là hý luận, đều không cần nữa. Nào Bát Nhã, A La Hán gì đó, tổ sư đại đức giảng đó cũng không cần nữa. “Duy thân tri kỳ thậm nan, phương khẳng tử tận thông tâm”, có cái tâm cầu may, có cái tâm đầu cơ thủ xảo đó, lại còn đi xem đại kinh đại luận, còn đi xem các pháp môn khác, đó đều gọi là thông tâm. Chúng ta hãy đem cái niệm đó tẩy rửa cho sạch sẽ rốt ráo. Từ hôm nay trở đi, một lòng một dạ chỉ có A Di Đà Phật, chỉ có Tây Phương Tịnh Độ, chúng ta đem Tây Phương Tịnh Độ A Di Đà Phật, tín nguyện trì danh xem như là vật quý báu đệ nhất trông đời này của chúng ta, niệm niệm đều không thể đánh mất.

Cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật nơi trong kinh cứ mãi nói về việc này là khó, “Nan tín chi pháp”. Ngũ trọc khó vược, sanh tử khó dứt, luân hồi khó ra, điều này là thật. Phiền não khó đoạn, trí tuệ khó khai anh đều phải biết, nhiên hậu anh mới biết được cái đáng quý của pháp môn này, Phật chính là vì chúng ta, pháp môn nào đối với chúng ta quá khó chúng ta đều không cách chi học thuộc, học được. Phật đem pháp môn này trao cho chúng ta, khiến cho chúng ta trong một đời này quyết định thành tựu, dặn dò chúng ta phải nên biết, biết được rồi thì mới trân quý pháp môn này, mới hết lòng tu học pháp môn này.

(Trích từ bài khai thị 81 của Hòa Thượng Tịnh Không.)
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment