A Di Đà Phật” là cách niệm bằng tiếng Hoa, xin hỏi người nước ngoài tu pháp môn Tịnh Độ phải nên niệm như thế nào? Niệm tiếng Anh của A Di Đà Phật được không?
Bạn không cần phải lo lắng việc này, người nước ngoài có cách niệm của người nước ngoài, mỗi người đều có nhân duyên, có lẽ âm thanh này khác nhau không nhiều. Quan trọng nhất là tâm, tâm tương đồng với tâm của A Di Đà Phật, nguyện tương đồng với nguyện của A Di Đà Phật, hạnh tương đồng với hạnh của A Di Đà Phật, tín nguyện hạnh này ở đâu? Chính là những gì nói trong Kinh Vô Lượng Thọ. Cho nên không thể không đọc kinh. Thường xuyên đọc kinh, ghi nhớ những điều trọng yếu trong kinh, phải thực hiện, phải biến những điều đó thành tư tưởng hành vi của chính mình, chúng ta mới có thể tương ưng với Phật. “Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”. Chúng ta nhìn thấy những thứ ưa thích, trong tâm liền khởi lên niệm tham, bạn nghĩ xem A Di Đà Phật có tham không? Chúng ta tham, A Di Đà Phật không tham, vậy không tương ưng với Ngài, đây không phải là niệm Phật. Gặp những việc không như ý, trong tâm chúng ta không vui, nổi giận, A Di Đà Phật có nổi giận không? Đây gọi là chân thật niệm Phật. Gần đây giảng Kinh Hoa Nghiêm đều là giảng những đạo lý này.
Chân tâm chính là tâm Phật, chân tâm của chúng ta với A Di Đà Phật, với hết thảy chư Phật Như Lai là một tâm, không phải là hai, “thanh tịnh tịch diệt, mảy trần không nhiễm”. Hỉ nộ ai lạc đều là phiền não, trong chân tâm không có, trong vọng tưởng phân biệt chấp trước thì có. Từ vọng tưởng khởi lên phân biệt, từ phân biệt khởi lên chấp trước, cho nên cái gốc của chấp trước phân biệt là vọng tưởng. Bạn ghi nhớ vọng thì là giả, không phải thật, cho nên phân biệt cũng không phải là thật, chấp trước cũng không phải là thật. Không phải thật mà bạn lấy làm thật thì nó sẽ khởi tác dụng. Tác dụng này sẽ sinh ra chướng ngại, chúng ta vĩnh viễn không thể quay về tự tánh. Không thể quay về tự tánh thì đó chính là tùy nghiệp mà lưu chuyển. Nghiệp là gì? Chính là vọng tưởng phân biệt chấp trước, tùy theo cái này mà lưu chuyển, sự lưu chuyển này chính là Thập Pháp Giới. Nếu đọa lạc vào trong phân biệt chấp trước thì sẽ biến thành lục đạo luân hồi. Trong Tứ Thánh Pháp Giới không có chấp trước, phân biệt rất mỏng nhẹ, điều này rất quan trọng.
Cho nên tu hành, chân thật luyện công ở đâu? Ở trong hoàn cảnh nhân sự. Hoàn cảnh nhân sự thậm chí còn thù thắng hơn hoàn cảnh vật chất, bởi vì hành vi giữa người với người phần nhiều không hòa hợp. Bạn ở nơi này, bạn có thể tu nhẫn nhục ba-la-mật, tu trì giới ba-la-mật, bố thí là buông xuống, Lục Độ vạn hạnh tu ở trên nhân sự là thù thắng nhất, cũng là nhanh nhất. Càng là người không thể chung sống thì càng phải chung sống với người ta, thành tựu lục ba-la-mật của chính mình. Nếu không thể chung sống mà quay đầu bước đi thì chính là bạn không sẵn lòng nâng cao chính mình, không sẵn lòng tôi luyện bản thân, vậy làm sao có thể thành công? Cho nên càng là cảnh giới không tốt thì bạn càng có cơ hội tốt, bạn càng có thể nhanh thành tựu. Thuận cảnh tu hành khó, nghịch cảnh tu hành dễ. Nhưng người thông thường đều bỏ đi nghịch cảnh, đó là gì? Họ không muốn tu, vậy thì không có cách gì.
Bạn không cần phải lo lắng việc này, người nước ngoài có cách niệm của người nước ngoài, mỗi người đều có nhân duyên, có lẽ âm thanh này khác nhau không nhiều. Quan trọng nhất là tâm, tâm tương đồng với tâm của A Di Đà Phật, nguyện tương đồng với nguyện của A Di Đà Phật, hạnh tương đồng với hạnh của A Di Đà Phật, tín nguyện hạnh này ở đâu? Chính là những gì nói trong Kinh Vô Lượng Thọ. Cho nên không thể không đọc kinh. Thường xuyên đọc kinh, ghi nhớ những điều trọng yếu trong kinh, phải thực hiện, phải biến những điều đó thành tư tưởng hành vi của chính mình, chúng ta mới có thể tương ưng với Phật. “Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”. Chúng ta nhìn thấy những thứ ưa thích, trong tâm liền khởi lên niệm tham, bạn nghĩ xem A Di Đà Phật có tham không? Chúng ta tham, A Di Đà Phật không tham, vậy không tương ưng với Ngài, đây không phải là niệm Phật. Gặp những việc không như ý, trong tâm chúng ta không vui, nổi giận, A Di Đà Phật có nổi giận không? Đây gọi là chân thật niệm Phật. Gần đây giảng Kinh Hoa Nghiêm đều là giảng những đạo lý này.
Chân tâm chính là tâm Phật, chân tâm của chúng ta với A Di Đà Phật, với hết thảy chư Phật Như Lai là một tâm, không phải là hai, “thanh tịnh tịch diệt, mảy trần không nhiễm”. Hỉ nộ ai lạc đều là phiền não, trong chân tâm không có, trong vọng tưởng phân biệt chấp trước thì có. Từ vọng tưởng khởi lên phân biệt, từ phân biệt khởi lên chấp trước, cho nên cái gốc của chấp trước phân biệt là vọng tưởng. Bạn ghi nhớ vọng thì là giả, không phải thật, cho nên phân biệt cũng không phải là thật, chấp trước cũng không phải là thật. Không phải thật mà bạn lấy làm thật thì nó sẽ khởi tác dụng. Tác dụng này sẽ sinh ra chướng ngại, chúng ta vĩnh viễn không thể quay về tự tánh. Không thể quay về tự tánh thì đó chính là tùy nghiệp mà lưu chuyển. Nghiệp là gì? Chính là vọng tưởng phân biệt chấp trước, tùy theo cái này mà lưu chuyển, sự lưu chuyển này chính là Thập Pháp Giới. Nếu đọa lạc vào trong phân biệt chấp trước thì sẽ biến thành lục đạo luân hồi. Trong Tứ Thánh Pháp Giới không có chấp trước, phân biệt rất mỏng nhẹ, điều này rất quan trọng.
Cho nên tu hành, chân thật luyện công ở đâu? Ở trong hoàn cảnh nhân sự. Hoàn cảnh nhân sự thậm chí còn thù thắng hơn hoàn cảnh vật chất, bởi vì hành vi giữa người với người phần nhiều không hòa hợp. Bạn ở nơi này, bạn có thể tu nhẫn nhục ba-la-mật, tu trì giới ba-la-mật, bố thí là buông xuống, Lục Độ vạn hạnh tu ở trên nhân sự là thù thắng nhất, cũng là nhanh nhất. Càng là người không thể chung sống thì càng phải chung sống với người ta, thành tựu lục ba-la-mật của chính mình. Nếu không thể chung sống mà quay đầu bước đi thì chính là bạn không sẵn lòng nâng cao chính mình, không sẵn lòng tôi luyện bản thân, vậy làm sao có thể thành công? Cho nên càng là cảnh giới không tốt thì bạn càng có cơ hội tốt, bạn càng có thể nhanh thành tựu. Thuận cảnh tu hành khó, nghịch cảnh tu hành dễ. Nhưng người thông thường đều bỏ đi nghịch cảnh, đó là gì? Họ không muốn tu, vậy thì không có cách gì.
- Category
- Giảng Pháp
Comments