Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 281 . Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Tham đắm việc này quí vị không ra khỏi lục đạo luân hồi. Nếu như tham luyến quá độ quả báo sẽ ở nơi ba đường ác. Chúng ta nếu như không thể buông bỏ những thứ này, quí vị nghĩ xem có thể vãng sanh được sao? Trong điều kiện vãng sanh có một điều rất quan trọng, tâm tịnh tức Phật độ tịnh. Tín nguyện trì danh, mục tiêu học tập ở đâu? Chính ngay nơi câu nói này: tâm tịnh tức Phật độ tịnh. Tín nguyện trì danh, quí vị nếu như không buông bỏ sáu trần, tâm quí vị làm sao mà thanh tịnh được? Tâm không thanh tịnh thì sẽ trái ngược với thế giới Cực Lạc, người niệm Phật đến lúc lâm chung đích thực không đạt được tiêu chuẩn này. Nếu như thiện căn, phước đức, nhân duyên của họ thành thục, đến lúc hít vào hơi thở cuối cùng đó, trong tâm là niệm A Di Đà Phật, cũng có thể vãng sanh. Nhưng quí vị phải hiểu được cơ hội này rất hiếm hoi, một vạn người tìm không ra được một người. Đây là sự thù thắng của Tịnh Độ. Cho nên hiểu rõ đạo lý này lục trần càng đạm bạc càng tốt. Đây mới thực sự là người muốn cầu vãng sanh ngay trong đời này. Đối với cảnh giới sáu trần sống trong thế gian này không thể thiếu được, có cũng được, không có cũng tốt. Tuyệt đối không được tính toán, tuyệt đối không nên tham luyến, tất cả đều tùy duyên. Trong Hoàn Nguyên Quán nói với chúng ta bốn đức, tùy duyên diệu dụng. Diệu dụng chính là không chấp trước, không phân biệt, không so đo, đó chính là diệu dụng. Có rất tốt, không có cũng rất tốt. Vừa phân biệt tính toán đạo tâm của chúng ta sẽ không còn nữa, Phật A Di Đà cũng không thấy nữa. Cho nên trong tâm chỉ cần để A Di Đà Phật vào, niệm niệm đều là A Di Đà Phật, vậy tốt biết bao! Dùng một câu A Di Đà Phật, đem tất cả cảnh giới đều chuyển trở lại. Mắt thấy đều là A Di Đà Phật, tai nghe đều là A Di Đà Phật, mũi ngửi là A Di Đà Phật, lưỡi nếm là A Di Đà Phật, sáu căn tiếp xúc đến toàn là A Di Đà Phật. Người này nhất định vãng sanh. Vẫn còn mảy may tham luyến thế gian, đó chính là một sợi dây gút lại nơi đó, cột chặt lấy họ, họ không vãng sanh được. Niệm cuối cùng sợi dây này cắt đứt họ liền được vãng sanh. Sợi dây lúc lâm chung họ đoạn không được, lại làm việc lục đạo luân hồi rồi. Điều này rất rất đáng sợ. Vừa vào luân hồi, không biết khi nào mới gặp lại được Phật Pháp, được thân người, gặp được Phật Pháp, cơ hội rất hiếm hoi vậy. Nhất định là có thể gặp được, nhưng thầy Lý nói “trường kiếp luân hồi”. Trong luân hồi quí vị thấy đó chịu biết bao nhiêu là khổ nạn.
Dưới đây nói, nay Bồ Tát Pháp Tạng trong không ác tưởng, tức lìa nhân hoặc. Hoặc là mê hoặc. Chỉ cần bên trong không có tham sân si mạn nghi, rất quan trọng, quan trọng hơn bất cứ thứ gì, cắt đứt thứ này, quí vị liền có thể xa lìa được nhân hoặc. Hoặc là mê hoặc, “không chấp trước sáu trần”, cảnh giới bên ngoài này. Ngũ dục là tài sắc danh thực thùy, lục trần là sắc thanh hương vị xúc pháp. Ngũ dục lục trần là ngoại duyên. Duyên phải viễn ly, quí vị mới không mê hoặc, tâm địa quí vị mới thanh tịnh. Ngũ dục lục trần chấp trước một cái tâm liền không thanh tịnh nữa. Nếu như đều có hết, vậy còn không nguy lắm sao? Thực sự học Phật, đoạn ác duyên này phải xếp vào hàng số một. Hoằng pháp lợi sanh quan trọng hay không? So sánh với điều này không quan trọng. Chánh pháp cửu trú quan trọng hay không? Cũng không quan trọng. Vì sao vậy? Chỉ cần có điều này quí vị căn bản không có chánh pháp, quí vị căn bản không thể hoằng pháp. Quí vị nếu muốn hoằng pháp phải đoạn phiền não trước. Quí vị thực sự đắc tâm thanh tịnh quí vị mới có thể hoằng pháp. Quí vị mở kinh quyển ra, quí vị có thể lãnh hội được mấy phần Như Lai chân thật nghĩa. Kinh điển, văn cú là một sự dẫn dắt, đem tánh đức trong tự tánh dẫn phát ra, quí vị mới có thể tự hành hóa tha. Ngũ dục lục trần nó là chướng ngại. Nó chướng ngại pháp duyên của quí vị. Pháp duyên có trong ngoài. Đối với bên trong nó chướng ngại quí vị khai ngộ, quí vị không thể khai ngộ, chướng ngại sự tu hành của quí vị, quí vị không được chứng quả. Ngoại duyên là chướng ngại quí vị lợi ích chúng sanh, quí vị giảng kinh thuyết pháp cho chúng sanh nghe, chúng sanh nghe lời của quí vị đều nghe sai hết. Không dễ dàng gì! Cho nên tâm thanh tịnh phải xếp vào hàng số một.
Tập 281 . Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Tham đắm việc này quí vị không ra khỏi lục đạo luân hồi. Nếu như tham luyến quá độ quả báo sẽ ở nơi ba đường ác. Chúng ta nếu như không thể buông bỏ những thứ này, quí vị nghĩ xem có thể vãng sanh được sao? Trong điều kiện vãng sanh có một điều rất quan trọng, tâm tịnh tức Phật độ tịnh. Tín nguyện trì danh, mục tiêu học tập ở đâu? Chính ngay nơi câu nói này: tâm tịnh tức Phật độ tịnh. Tín nguyện trì danh, quí vị nếu như không buông bỏ sáu trần, tâm quí vị làm sao mà thanh tịnh được? Tâm không thanh tịnh thì sẽ trái ngược với thế giới Cực Lạc, người niệm Phật đến lúc lâm chung đích thực không đạt được tiêu chuẩn này. Nếu như thiện căn, phước đức, nhân duyên của họ thành thục, đến lúc hít vào hơi thở cuối cùng đó, trong tâm là niệm A Di Đà Phật, cũng có thể vãng sanh. Nhưng quí vị phải hiểu được cơ hội này rất hiếm hoi, một vạn người tìm không ra được một người. Đây là sự thù thắng của Tịnh Độ. Cho nên hiểu rõ đạo lý này lục trần càng đạm bạc càng tốt. Đây mới thực sự là người muốn cầu vãng sanh ngay trong đời này. Đối với cảnh giới sáu trần sống trong thế gian này không thể thiếu được, có cũng được, không có cũng tốt. Tuyệt đối không được tính toán, tuyệt đối không nên tham luyến, tất cả đều tùy duyên. Trong Hoàn Nguyên Quán nói với chúng ta bốn đức, tùy duyên diệu dụng. Diệu dụng chính là không chấp trước, không phân biệt, không so đo, đó chính là diệu dụng. Có rất tốt, không có cũng rất tốt. Vừa phân biệt tính toán đạo tâm của chúng ta sẽ không còn nữa, Phật A Di Đà cũng không thấy nữa. Cho nên trong tâm chỉ cần để A Di Đà Phật vào, niệm niệm đều là A Di Đà Phật, vậy tốt biết bao! Dùng một câu A Di Đà Phật, đem tất cả cảnh giới đều chuyển trở lại. Mắt thấy đều là A Di Đà Phật, tai nghe đều là A Di Đà Phật, mũi ngửi là A Di Đà Phật, lưỡi nếm là A Di Đà Phật, sáu căn tiếp xúc đến toàn là A Di Đà Phật. Người này nhất định vãng sanh. Vẫn còn mảy may tham luyến thế gian, đó chính là một sợi dây gút lại nơi đó, cột chặt lấy họ, họ không vãng sanh được. Niệm cuối cùng sợi dây này cắt đứt họ liền được vãng sanh. Sợi dây lúc lâm chung họ đoạn không được, lại làm việc lục đạo luân hồi rồi. Điều này rất rất đáng sợ. Vừa vào luân hồi, không biết khi nào mới gặp lại được Phật Pháp, được thân người, gặp được Phật Pháp, cơ hội rất hiếm hoi vậy. Nhất định là có thể gặp được, nhưng thầy Lý nói “trường kiếp luân hồi”. Trong luân hồi quí vị thấy đó chịu biết bao nhiêu là khổ nạn.
Dưới đây nói, nay Bồ Tát Pháp Tạng trong không ác tưởng, tức lìa nhân hoặc. Hoặc là mê hoặc. Chỉ cần bên trong không có tham sân si mạn nghi, rất quan trọng, quan trọng hơn bất cứ thứ gì, cắt đứt thứ này, quí vị liền có thể xa lìa được nhân hoặc. Hoặc là mê hoặc, “không chấp trước sáu trần”, cảnh giới bên ngoài này. Ngũ dục là tài sắc danh thực thùy, lục trần là sắc thanh hương vị xúc pháp. Ngũ dục lục trần là ngoại duyên. Duyên phải viễn ly, quí vị mới không mê hoặc, tâm địa quí vị mới thanh tịnh. Ngũ dục lục trần chấp trước một cái tâm liền không thanh tịnh nữa. Nếu như đều có hết, vậy còn không nguy lắm sao? Thực sự học Phật, đoạn ác duyên này phải xếp vào hàng số một. Hoằng pháp lợi sanh quan trọng hay không? So sánh với điều này không quan trọng. Chánh pháp cửu trú quan trọng hay không? Cũng không quan trọng. Vì sao vậy? Chỉ cần có điều này quí vị căn bản không có chánh pháp, quí vị căn bản không thể hoằng pháp. Quí vị nếu muốn hoằng pháp phải đoạn phiền não trước. Quí vị thực sự đắc tâm thanh tịnh quí vị mới có thể hoằng pháp. Quí vị mở kinh quyển ra, quí vị có thể lãnh hội được mấy phần Như Lai chân thật nghĩa. Kinh điển, văn cú là một sự dẫn dắt, đem tánh đức trong tự tánh dẫn phát ra, quí vị mới có thể tự hành hóa tha. Ngũ dục lục trần nó là chướng ngại. Nó chướng ngại pháp duyên của quí vị. Pháp duyên có trong ngoài. Đối với bên trong nó chướng ngại quí vị khai ngộ, quí vị không thể khai ngộ, chướng ngại sự tu hành của quí vị, quí vị không được chứng quả. Ngoại duyên là chướng ngại quí vị lợi ích chúng sanh, quí vị giảng kinh thuyết pháp cho chúng sanh nghe, chúng sanh nghe lời của quí vị đều nghe sai hết. Không dễ dàng gì! Cho nên tâm thanh tịnh phải xếp vào hàng số một.
- Category
- Giảng Pháp
Comments