Nếu bình thường chẳng thể buông xuống được, đó là chướng ngại lớn nhất của chúng ta.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 128
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .



Người bình thường chẳng niệm Phật, hoặc công phu niệm Phật rất kém, kém là sao? Xen tạp quá nhiều! Trong Phật hiệu, xen tạp rất nhiều vọng tưởng tạp niệm, cuối cùng gặp thiện duyên thù thắng, vẫn có thể vãng sanh. Có những người thấy vậy, cảm thấy dường như rất thiếu công bằng! Tôi dụng công hơn kẻ ấy, niệm Phật hằng ngày, suốt đời chẳng thiếu công khóa sáng tối, vì sao tôi chẳng vãng sanh? Vì sao kẻ ấy có thể vãng sanh? Phải hiểu đạo lý này. Phàm phu chúng ta chỉ biết một đời này, chẳng biết đời quá khứ; người vãng sanh ấy có thể là đời này chẳng siêng năng như vậy, nhưng đời đời kiếp kiếp trong quá khứ đã tích lũy thiện căn sâu dầy, nên lúc lâm chung mới gặp thiện duyên, một niệm cuối cùng thanh tịnh. Thật sự có thể vãng sanh hay không là do một niệm cuối cùng. Trong khoảng một niệm, niệm cuối cùng khi quý vị tắt hơi là A Di Đà Phật, chắc chắn vãng sanh! Kinh đã giảng chuyện này rõ ràng, nguyện thứ mười tám, “lúc lâm chung, một niệm hay mười niệm quyết định được vãng sanh”, đó là bổn nguyện của A Di Đà Phật. Vì thế, ai may mắn dường ấy? Lúc lâm chung, gặp gỡ thiện duyên ấy? Rất khó! Quá khó khăn, còn khó hơn mua vé số trúng giải đặc biệt! Do vậy, trong lúc thường ngày, chúng ta vẫn phải cố gắng, chăm chút vun bồi, để đến lúc lâm chung, thật sự nắm chắc. Mấu chốt đều là lúc thường ngày có thể buông xuống, điều này rất quan trọng! Nếu bình thường chẳng thể buông xuống được, đó là chướng ngại lớn nhất của chúng ta. Bình thường điều gì cũng đều phải xem nhẹ, thật sự có thể làm giống như cổ nhân đã nói: “Chẳng tranh với người, không cầu nơi đời”, đó là tốt đẹp. Suốt đời tùy duyên sống qua ngày, chẳng có gì không tốt đẹp, dưỡng thành thái độ không có gì chẳng hoan hỷ, chúng ta mới nắm chắc vãng sanh! Đối với hết thảy người, sự, vật trong thế gian này, chúng ta tôn trọng, lễ kính, quyết định chẳng tham luyến, quyết định chẳng oán hận. Tu gì? Tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, chứ giác rất khó! Chỉ cần tu hai thứ này, quyết định được vãng sanh! Vĩnh viễn giữ gìn sự thanh tịnh và bình đẳng của chính mình, đó là gì? Đó là công đức. Phật môn thường nói “trì giới có công”, trì giới tốt đẹp, “tam-muội là đức”, quý vị đắc tam-muội, tam-muội là Định. Vì vậy, do Giới đắc Định. Giới đã có công, Định phải đạt được. Tu Định rất khá, tu Định là công, trí huệ đã khai, khai huệ là đức, đó là công đức. Công đức khác phước đức; phước đức chẳng thể liễu sanh tử, không thể thoát khỏi lục đạo luân hồi, nhưng công đức có thể. Vì thế, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới đòi hỏi công đức, kinh đã giảng rất rõ ràng, chẳng phải là phước đức! Kinh Di Đà đã dạy: “Chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên, mà được sanh về cõi ấy”, thiện căn cộng với phước đức liền biến thành công đức chân thật. Nếu chỉ có phước đức, chẳng có thiện căn, sẽ chẳng thể vãng sanh, chẳng thoát ly lục đạo, chúng ta chớ nên không hiểu rõ điều này!



Đoạn này chúng ta phải học! Cấu là cấu uế, hiện nay gọi là nhiễm ô. Nhĩ căn có nhiễm ô. Điều gì làm nó nhiễm ô? Tam độc tham sân si nhiễm ô nó. Lục căn nhiễm ô đều là tham sân si, là tam độc này.
Quý vị xem nhĩ căn, thích nghe âm nhạc êm tai khởi tham ái, bị tham nhiễm ô. Hoặc là nghe âm thanh không hay, cảm thấy ghét, khởi tâm sân hận. Bị sân hận ô nhiễm, bị ngu si ô nhiễm. Đây là căn. Còn duyên thì sao? Duyên là thất tình ngũ dục. Sẽ từ trong tham sân si sanh khởi những dục vọng này. Khi dục vọng sanh khởi, thích thì muốn chiếm hữu, muốn khống chế, không thích thì muốn đem nó, thậm chí sát hại nó, tiêu diệt nó. Như vậy là sai, đây là không thanh tịnh.
“Triệt thinh chúng âm”, Điều này chúng ta thường nói là đầu óc thông suốt, nhãn quang mẫn tiệp. Tai mắt thông minh sáng suốt. “Triệt kiến, triệt thinh” là hiểu rõ chân tướng sự thật. Nếu hàm hồ chung chung thì không phải là nghe. Lục căn đều bế tắc. Hiện tượng này hiện nay rất phổ biến, kinh để họ đọc, để họ xem. Đọc bao nhiêu biến cũng không hiểu, nghe bao nhiêu lần cũng không thông. Nghe không hiểu nên không có hứng thú. Con người bây giờ thích nghe gì? Giáo huấn của thánh hiền nghe không lọt vào tai, nhã nhạc của người xưa nghe không hiểu, nghe không có hứng thú.
Nếu mở cổ nhạc cho quý vị nghe, sẽ khiến mọi người chạy hết. Trong nhạc có cảnh giới, nếu không tu, không có trí huệ, thì làm sao nghe hiểu được? Người xưa nói, chí ở trên núi cao, chí ở nơi nước chảy, quý vị có thể nghe hiểu chăng? Âm nhạc không phải dùng ngôn ngữ câu thông, là dùng tâm linh câu thông. Bây giờ xem đồ vật cũng như vậy, chỉ xem nhiều màu sắc bên ngoài, còn hàm ý trong đó không biết gì, xem không hiểu. Người biết nhìn chỉ cần thấy sắc nghe âm thanh thì biết được lành dữ hoạ phước trong đó. Biết nghe, biết nhìn trong âm thanh hiển lộ ra. Đây là thật sự biết, là người trong nghề. Nên trong nghề thì nghe phong cách, không phải nghề thì nghe náo nhiệt. Con người bây giờ đều thích náo nhiệt. không biết cách, không biết lề lối. Đây là không có trí huệ.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment