TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)
Tập 104
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Như Gia Tường Sớ”, là câu nói của Đại sư Gia Tường: “Thử Tam-muội giai sức Pháp-thân”(Tam-muội ấy đều trang điểm cho Pháp-thân), phải thể hội được ý nghĩa của nó, tại sao vậy? Bởi Pháp-thân không có tướng, Pháp-thân là vô lượng vô biên công đức, tất cả đều từ Tam-muội mà đến, cho nên chánh thọ quan trọng. Ví dụ chúng ta ăn cơm, rau quả chua ngọt đắng cay mặn, lúc chúng ta ăn thì phải: lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp. Chua ngọt đắng cay mặn đều không biết, cũng không có, vậy có tính là khai ngộ không? Không tính. Tại vì sao? Bạn là người ngu, làm sao mà chua ngọt đắng cay mặn đều không biết. Còn nếu biết thì sao? Biết, thì bạn là phàm phu. Vậy bạn làm sao? Rõ rõ ràng ràng, rất là sáng suốt, trí huệ; nhưng như như bất động, không bị chua ngọt đắng cay mặn lay chuyển. Chuyển là thế nào? Tôi thích món này, không thích món kia. Có thể đem chua ngọt đắng cay mặn xem thành pháp bình đẳng, tất cả đều là giả, không có gì là thật, do tâm hiện thức biến, đó là thật hiểu rõ rồi. Thức ăn vào đến trong miệng có sinh ra biến hóa không? Có, không phải sự biến hóa của chúng ta, chúng ta tùy vào vật chất chua ngọt đắng cay mặn mà khởi ý niệm; ngài không phải vậy, ngài ở trong đó sanh tâm bình đẳng, khởi tướng vui vẻ, pháp hỷ sung mãn. Chúng ta nếm được mùi vị là chua ngọt đắng cay mặn, quý ngài nếm được là diệu pháp, không giống nhau. Đạo lý này chúng ta phải hiểu, cũng không khó hiểu. Ăn uống gì ở đâu cũng tốt, không có điều gì không tốt, không nên kén chọn. Sinh nhật của lão Hòa thượng, mọi người làm một bàn đồ chay cho ngài, ngài cũng không ăn một miếng, đó có phải là chấp trước không? không phải vậy, đây là thương xót chúng sanh, nên làm thị hiện này. Hi vọng mọi người đem sở thích này buông xuống, phục hồi như thường, tâm bình thường là đạo, dạy chúng ta như vậy, người làm không làm sai.
Biểu hiện của lão Hòa thượng, cả đời đều là hoan hoan hỷ hỷ, chỉ có lần đó là không vui, tại vì sao? Bởi người ta đi vào con đường xa xỉ là đường hiểm, làm tăng trưởng tâm tham, tâm tham không có biên giới, điều này phiền phức rất lớn. Cho nên trì giới phải tinh nghiêm, cuộc sống càng đơn giản càng tốt, là dưỡng tâm. Có tâm tốt, cơ thể liền tốt, tinh thần liền tốt; dưỡng tâm, không nên xem trọng vật chất, điều này ngay cả nhà khoa học hiện nay cũng hiểu. 10, 20 năm gần đây, nhà Cơ học lượng tử đề xuất dùng tâm điều khiển vật, ý niệm của chúng ta có thể kiểm soát hoàn cảnh vật chất. Điều này có trong Phật pháp, chính là trong kinh điển thường nói: ‘Cảnh tùy tâm chuyển’, ‘Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh’, đều nói đến đạo lý này. Chỉ cần tâm thiện, chỉ cần tâm chánh, chân thành, liền có thể chuyển động tất cả hiện tượng vật chất, gần với chúng ta nhất, chính cơ thể của chính mình, sau đó mới tới hoàn cảnh sinh sống chung quanh chúng ta. Đạo lý này, nhà khoa học tới 10, 20 năm gần đây mới phát hiện, còn ở trên kinh từ 3000 năm trước, Phật đã nói rất rõ ràng, rất sáng tỏ rồi, người bây giờ xem không hiểu, cổ nhân xem liền hiểu, tại vì sao? Bởi người xưa tâm thanh tịnh, người hiện nay thì tâm dục vọng siêu vượt cổ nhân ngàn lần vạn lần. Đây là sự thật. Tâm người xưa không có dục vọng, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, thế nào cũng hoan hỷ, đạt được không có tướng hoan hỷ, mất đi cũng không buồn, tâm vĩnh viễn duy trì ở trạng thái yên bình.
(Giảng lần thứ 4)
Tập 104
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Như Gia Tường Sớ”, là câu nói của Đại sư Gia Tường: “Thử Tam-muội giai sức Pháp-thân”(Tam-muội ấy đều trang điểm cho Pháp-thân), phải thể hội được ý nghĩa của nó, tại sao vậy? Bởi Pháp-thân không có tướng, Pháp-thân là vô lượng vô biên công đức, tất cả đều từ Tam-muội mà đến, cho nên chánh thọ quan trọng. Ví dụ chúng ta ăn cơm, rau quả chua ngọt đắng cay mặn, lúc chúng ta ăn thì phải: lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp. Chua ngọt đắng cay mặn đều không biết, cũng không có, vậy có tính là khai ngộ không? Không tính. Tại vì sao? Bạn là người ngu, làm sao mà chua ngọt đắng cay mặn đều không biết. Còn nếu biết thì sao? Biết, thì bạn là phàm phu. Vậy bạn làm sao? Rõ rõ ràng ràng, rất là sáng suốt, trí huệ; nhưng như như bất động, không bị chua ngọt đắng cay mặn lay chuyển. Chuyển là thế nào? Tôi thích món này, không thích món kia. Có thể đem chua ngọt đắng cay mặn xem thành pháp bình đẳng, tất cả đều là giả, không có gì là thật, do tâm hiện thức biến, đó là thật hiểu rõ rồi. Thức ăn vào đến trong miệng có sinh ra biến hóa không? Có, không phải sự biến hóa của chúng ta, chúng ta tùy vào vật chất chua ngọt đắng cay mặn mà khởi ý niệm; ngài không phải vậy, ngài ở trong đó sanh tâm bình đẳng, khởi tướng vui vẻ, pháp hỷ sung mãn. Chúng ta nếm được mùi vị là chua ngọt đắng cay mặn, quý ngài nếm được là diệu pháp, không giống nhau. Đạo lý này chúng ta phải hiểu, cũng không khó hiểu. Ăn uống gì ở đâu cũng tốt, không có điều gì không tốt, không nên kén chọn. Sinh nhật của lão Hòa thượng, mọi người làm một bàn đồ chay cho ngài, ngài cũng không ăn một miếng, đó có phải là chấp trước không? không phải vậy, đây là thương xót chúng sanh, nên làm thị hiện này. Hi vọng mọi người đem sở thích này buông xuống, phục hồi như thường, tâm bình thường là đạo, dạy chúng ta như vậy, người làm không làm sai.
Biểu hiện của lão Hòa thượng, cả đời đều là hoan hoan hỷ hỷ, chỉ có lần đó là không vui, tại vì sao? Bởi người ta đi vào con đường xa xỉ là đường hiểm, làm tăng trưởng tâm tham, tâm tham không có biên giới, điều này phiền phức rất lớn. Cho nên trì giới phải tinh nghiêm, cuộc sống càng đơn giản càng tốt, là dưỡng tâm. Có tâm tốt, cơ thể liền tốt, tinh thần liền tốt; dưỡng tâm, không nên xem trọng vật chất, điều này ngay cả nhà khoa học hiện nay cũng hiểu. 10, 20 năm gần đây, nhà Cơ học lượng tử đề xuất dùng tâm điều khiển vật, ý niệm của chúng ta có thể kiểm soát hoàn cảnh vật chất. Điều này có trong Phật pháp, chính là trong kinh điển thường nói: ‘Cảnh tùy tâm chuyển’, ‘Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh’, đều nói đến đạo lý này. Chỉ cần tâm thiện, chỉ cần tâm chánh, chân thành, liền có thể chuyển động tất cả hiện tượng vật chất, gần với chúng ta nhất, chính cơ thể của chính mình, sau đó mới tới hoàn cảnh sinh sống chung quanh chúng ta. Đạo lý này, nhà khoa học tới 10, 20 năm gần đây mới phát hiện, còn ở trên kinh từ 3000 năm trước, Phật đã nói rất rõ ràng, rất sáng tỏ rồi, người bây giờ xem không hiểu, cổ nhân xem liền hiểu, tại vì sao? Bởi người xưa tâm thanh tịnh, người hiện nay thì tâm dục vọng siêu vượt cổ nhân ngàn lần vạn lần. Đây là sự thật. Tâm người xưa không có dục vọng, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, thế nào cũng hoan hỷ, đạt được không có tướng hoan hỷ, mất đi cũng không buồn, tâm vĩnh viễn duy trì ở trạng thái yên bình.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments