TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2019 (giảng lần thứ 5)
TẬP 6
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Giảng ngày: 14 tháng 1 năm 2019
Lời này của Niệm Lão có ý nghĩa rất sâu, vô cùng đáng quý khó được. Phía trước Ngài đã trích dẫn từ Quán Kinh câu: ‘tâm này là Phật, tâm này làm Phật’, vốn đã là Phật, hiện nay lại làm Phật, ý nghĩa này là chân tướng sự thật, nhưng không có mấy ai thấy biết được. Ai có thể thấy biết được? Người học Tịnh-tông thấy biết được. Phật là thế nào? Phật là người giác ngộ cứu cánh viên mãn, thì xưng là Phật-Đà. Thế nào là người giác ngộ cứu cánh viên mãn? Là người niệm Phật, tuy họ xác xác thật thật không biết. Nhưng người chân chánh niệm Phật, thì mỗi tiếng Phật hiệu đều là làm Phật. Tâm này, tâm ở đây là chân tâm, không phải vọng tâm. Chân tâm chính là Phật, vọng tâm là chín pháp giới. Chân tâm là Tự-tánh, Tự-tánh vốn giác. Giác ở đây, là đối với mười phương ba đời, từ quá khứ đến tương lai, không có điều gì mà không biết, không có điều gì mà không rõ ràng. Có thật hay không? Là thật. Một chút cũng không giả. Vì vậy Phật ở nơi đâu? Tất cả chúng sanh vốn đã là Phật, là cùng một ý nghĩa với câu ‘tâm này là Phật’ đã nói ở đây, vốn là Phật, chỉ vì chúng sanh đã mê rồi, đem chân tướng sự thật mê rồi, mà chân tướng sự thật thì ở ngay trước mắt. Hiện giờ một niệm tín nguyện trì danh, chính là tâm này đang làm Phật. Chúng ta muốn làm Phật hay không? Muốn, làm bằng cách nào? Trong tâm niệm niệm liên tục một câu Phật hiệu này, không để mê mất, không để gián đoạn, đó chính là đang làm Phật.
Chúng ta thường biết rằng, một niệm, nếu động một niệm thiện, thì đó là đang làm gì? Làm ba đường thiện; nếu một niệm là ác, ác niệm, đó là làm ba đường ác. Khởi tâm động niệm là đang làm, làm gì thì chính mình chịu hoàn toàn trách nhiệm, với tâm tưởng của chính mình. Mở rộng ra đến toàn bộ vũ trụ, biến pháp giới hư không giới, vô lượng vô biên tất cả pháp từ đâu mà đến? Là từ tâm tưởng sanh. Nếu trong tâm không có tưởng, thì đó là cảnh giới Phật; Lúc trong tâm có khởi tưởng lên một ý niệm, chính là mười pháp giới, tưởng Phật thì làm Phật, tưởng thiện thì làm trời người, tưởng ác thì làm tam đồ. Chúng ta đã hoàn toàn rõ ràng rồi, y chánh trang nghiêm mười pháp giới, và nghiệp nhân quả báo của mười pháp giới từ đâu đến? Là từ vọng tưởng sanh ra. Tất cả ý nghĩ của chúng ta đều gọi là vọng tưởng. Nếu không có vọng tưởng, thì không có những cảnh giới ấy, thì là gì? Là pháp giới nhất chân, trên kinh Phật nói là Pháp-tánh-thân, Pháp-tánh-độ, hay nói đơn giản là Pháp-thân, và Pháp-tánh, là một chẳng phải hai. Nói Pháp-thân, là từ trên dụng mà nói, là nó hiện tướng; nói Pháp-tánh, là từ trên thể mà nói. Tướng do tâm sanh, pháp từ niệm khởi. Nếu không có ý nghĩ nữa, thì tốt rồi! Sáu căn trong cảnh giới sáu trần thấy được rõ ràng. Pháp-tánh-thân, và Pháp-tánh-độ, thì không có khởi tâm, không có động niệm, đó là Phật nhãn thấy cả đại thiên thế giới. Đã khởi tâm động niệm rồi, thì là phàm phu. Động niệm, niệm thì có: thiện, ác, và vô ký; Niệm thiện, là ba đường thiện, niệm ác, là ba đường ác, còn vô ký chính là không thiện không ác, không liên quan tới thiện ác. Vậy tốt! Là không trụ nhị biên, không tồn tại trung đạo. Trong Phật pháp gọi là thiền định, thiền định chính là ở trong cảnh giới đó. Định lâu rồi, thì tự nhiên ý nghĩ không sanh nữa, không còn ý nghĩ nữa, chỉ một mảng quang minh, gọi là đại Quang-minh-tạng. Đó là gì? Đó chính là Pháp-tánh. Pháp-tánh không có tướng, không có tư tưởng, cũng gọi là chân tâm. Thì hiện ra điều gì? Hiện pháp giới nhất chân. Trong pháp giới nhất chân thì thứ gì cũng đều không có, chính quý vị rõ rõ ràng ràng minh minh bạch bạch, biết toàn bộ là giả thôi, không có một thứ gì là thật. Đây chính là điều mà Bồ-tát Di Lặc đã nói, trong một khảy ngón tay có 320 ức trăm ngàn niệm, một khảy ngón tay. Trong một giây tôi có thể khảy mấy lần? Một lần là 320 ức trăm ngàn niệm. Tướng hiện ra là gì? Ngày nay chúng ta nói, là mười pháp giới vô lượng vô biên, đó là tướng hiện ra. Hiện tướng, vốn tâm này làm Phật, nhưng vì mê, nên hiện tượng của mười pháp giới hiện ra, quý vị mê đến tầng lớp nào, thì quý vị thấy được tướng của tầng đó hiện ra, có pháp giới Bồ-tát, pháp giới Thanh-văn, pháp giới Duyên-giác, xuống đến phàm phu, thì có pháp giới trời, trời lại có trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới, lại đi xuống, thì có nhân đạo, súc sanh đạo, ngạ quỷ đạo, địa ngục đạo, toàn bộ đều thấy cả.
TẬP 6
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Giảng ngày: 14 tháng 1 năm 2019
Lời này của Niệm Lão có ý nghĩa rất sâu, vô cùng đáng quý khó được. Phía trước Ngài đã trích dẫn từ Quán Kinh câu: ‘tâm này là Phật, tâm này làm Phật’, vốn đã là Phật, hiện nay lại làm Phật, ý nghĩa này là chân tướng sự thật, nhưng không có mấy ai thấy biết được. Ai có thể thấy biết được? Người học Tịnh-tông thấy biết được. Phật là thế nào? Phật là người giác ngộ cứu cánh viên mãn, thì xưng là Phật-Đà. Thế nào là người giác ngộ cứu cánh viên mãn? Là người niệm Phật, tuy họ xác xác thật thật không biết. Nhưng người chân chánh niệm Phật, thì mỗi tiếng Phật hiệu đều là làm Phật. Tâm này, tâm ở đây là chân tâm, không phải vọng tâm. Chân tâm chính là Phật, vọng tâm là chín pháp giới. Chân tâm là Tự-tánh, Tự-tánh vốn giác. Giác ở đây, là đối với mười phương ba đời, từ quá khứ đến tương lai, không có điều gì mà không biết, không có điều gì mà không rõ ràng. Có thật hay không? Là thật. Một chút cũng không giả. Vì vậy Phật ở nơi đâu? Tất cả chúng sanh vốn đã là Phật, là cùng một ý nghĩa với câu ‘tâm này là Phật’ đã nói ở đây, vốn là Phật, chỉ vì chúng sanh đã mê rồi, đem chân tướng sự thật mê rồi, mà chân tướng sự thật thì ở ngay trước mắt. Hiện giờ một niệm tín nguyện trì danh, chính là tâm này đang làm Phật. Chúng ta muốn làm Phật hay không? Muốn, làm bằng cách nào? Trong tâm niệm niệm liên tục một câu Phật hiệu này, không để mê mất, không để gián đoạn, đó chính là đang làm Phật.
Chúng ta thường biết rằng, một niệm, nếu động một niệm thiện, thì đó là đang làm gì? Làm ba đường thiện; nếu một niệm là ác, ác niệm, đó là làm ba đường ác. Khởi tâm động niệm là đang làm, làm gì thì chính mình chịu hoàn toàn trách nhiệm, với tâm tưởng của chính mình. Mở rộng ra đến toàn bộ vũ trụ, biến pháp giới hư không giới, vô lượng vô biên tất cả pháp từ đâu mà đến? Là từ tâm tưởng sanh. Nếu trong tâm không có tưởng, thì đó là cảnh giới Phật; Lúc trong tâm có khởi tưởng lên một ý niệm, chính là mười pháp giới, tưởng Phật thì làm Phật, tưởng thiện thì làm trời người, tưởng ác thì làm tam đồ. Chúng ta đã hoàn toàn rõ ràng rồi, y chánh trang nghiêm mười pháp giới, và nghiệp nhân quả báo của mười pháp giới từ đâu đến? Là từ vọng tưởng sanh ra. Tất cả ý nghĩ của chúng ta đều gọi là vọng tưởng. Nếu không có vọng tưởng, thì không có những cảnh giới ấy, thì là gì? Là pháp giới nhất chân, trên kinh Phật nói là Pháp-tánh-thân, Pháp-tánh-độ, hay nói đơn giản là Pháp-thân, và Pháp-tánh, là một chẳng phải hai. Nói Pháp-thân, là từ trên dụng mà nói, là nó hiện tướng; nói Pháp-tánh, là từ trên thể mà nói. Tướng do tâm sanh, pháp từ niệm khởi. Nếu không có ý nghĩ nữa, thì tốt rồi! Sáu căn trong cảnh giới sáu trần thấy được rõ ràng. Pháp-tánh-thân, và Pháp-tánh-độ, thì không có khởi tâm, không có động niệm, đó là Phật nhãn thấy cả đại thiên thế giới. Đã khởi tâm động niệm rồi, thì là phàm phu. Động niệm, niệm thì có: thiện, ác, và vô ký; Niệm thiện, là ba đường thiện, niệm ác, là ba đường ác, còn vô ký chính là không thiện không ác, không liên quan tới thiện ác. Vậy tốt! Là không trụ nhị biên, không tồn tại trung đạo. Trong Phật pháp gọi là thiền định, thiền định chính là ở trong cảnh giới đó. Định lâu rồi, thì tự nhiên ý nghĩ không sanh nữa, không còn ý nghĩ nữa, chỉ một mảng quang minh, gọi là đại Quang-minh-tạng. Đó là gì? Đó chính là Pháp-tánh. Pháp-tánh không có tướng, không có tư tưởng, cũng gọi là chân tâm. Thì hiện ra điều gì? Hiện pháp giới nhất chân. Trong pháp giới nhất chân thì thứ gì cũng đều không có, chính quý vị rõ rõ ràng ràng minh minh bạch bạch, biết toàn bộ là giả thôi, không có một thứ gì là thật. Đây chính là điều mà Bồ-tát Di Lặc đã nói, trong một khảy ngón tay có 320 ức trăm ngàn niệm, một khảy ngón tay. Trong một giây tôi có thể khảy mấy lần? Một lần là 320 ức trăm ngàn niệm. Tướng hiện ra là gì? Ngày nay chúng ta nói, là mười pháp giới vô lượng vô biên, đó là tướng hiện ra. Hiện tướng, vốn tâm này làm Phật, nhưng vì mê, nên hiện tượng của mười pháp giới hiện ra, quý vị mê đến tầng lớp nào, thì quý vị thấy được tướng của tầng đó hiện ra, có pháp giới Bồ-tát, pháp giới Thanh-văn, pháp giới Duyên-giác, xuống đến phàm phu, thì có pháp giới trời, trời lại có trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới, lại đi xuống, thì có nhân đạo, súc sanh đạo, ngạ quỷ đạo, địa ngục đạo, toàn bộ đều thấy cả.
- Category
- Giảng Pháp
Comments