Nên nhớ tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, đặc biệt là một niệm cuối cùng.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 564
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

“hỏa xa tướng hiện, nhất niệm cải hối, thượng đắc vãng sanh”. Câu này “hỏa xa tướng hiện” là địa ngục vô gián, tạo tác nghiệp địa ngục chắc chắn đọa địa ngục, tướng địa ngục hiện tiền. Lúc này quí vị lo sợ, quí vị hốt hoảng, quí vị nhất niệm cải hối, hối là sám hối. Cải là sửa lỗi làm mới. Tôi biết sai rồi, sau này sẽ không làm việc sai nữa. Nhất niệm hối cải này, Phật sẽ đến tiếp dẫn, quí vị đều có thể vãng sanh. Nói rõ trước đây nói “dị vãng vô nhân”, Thế giới Cực Lạc thực sự dễ dàng đi. Tướng địa ngục hiện tiền, tuyệt đại đa số là người tâm thái như thế nào? Bị tướng địa ngục làm cho sợ ngất. Họ còn nghĩ đến việc sửa đổi sao? Quên mất rồi. Tướng này làm cho sợ hãi, vừa sợ hãi như vậy thì đến địa ngục luôn. Thực sự nhất niệm hối cải, tướng địa ngục hiện tiền không hoảng không sợ. Họ không lo sợ, biết mình sai rồi. Biết được hiện tượng này, ta phải xuống địa ngục rồi, tôi sai rồi. Họ phải chắc chắn được chủ ý của mình, trong lúc này họ mới có thể niệm Phật vãng sanh. Đây là gì? niệm cuối cùng được nói trong 48 nguyện, một niệm mười niệm chắc chắn được sanh. Một niệm này cũng được vãng sanh. Nếu quí vị hỏi vì sao? Thế giới Cực Lạc là tự tánh biến hiện, Phật A Di Đà cũng là tự tánh biến hiện. Chúng sanh Phật không khác, tánh tướng nhất như. Đây là nguyên lý của nó. Cho nên lời này là thật, không giả dối tí nào. Nhưng lúc lâm chung cảnh giới địa ngục hiện tiền phải không hoảng không sợ, không bị nó làm cho sợ, đó là trí tuệ. Không phải người thường có thể làm được. Bản thân chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh đó để nghĩ xem, cảnh giới này chúng ta nhìn thấy sẽ như thế nào? Sẽ bị nó làm cho sợ ngất đi không? Nếu như bị nó làm cho sợ mất, tức là đi rồi, đi vào địa ngục rồi. Từ đó có thể biết kinh giáo không thể không học, kinh giáo phải học cho thật thuộc, lúc cảnh giới hiện tiền chớ lo sợ, biết được rất rõ ràng, bản thân lúc này nên xử lý như thế nào, không hoảng không sợ, buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Kiếp trước đời nay đã tạo các loại ác nghiệp không nên nghĩ đến, chỉ nghĩ A Di Đà Phật là đúng rồi. Lúc quí vị nghĩ đến những tội nghiệp đó tội báo liền hiện tiền. Nên nhớ tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, đặc biệt là một niệm cuối cùng. Niệm cuối cùng nghĩ gì thì đi đến nơi đó. Một niệm đó thay đổi thế giới của quí vị, thay đổi quí vị đến một cõi nào đó. Hiện tại là cõi người, lúc một niệm bất giác liền đi đến cõi súc sanh, đến cõi ngạ quỹ, đến cõi địa ngục, đến cõi la sát, đều do một niệm cuối cùng. Hiểu rõ đạo lý này rồi, từ nay trở đi những ý niệm bất thiện nhất định phải buông nó xuống. Buông nhưng buông không được, rất nhiều người nói với tôi, con thực sự muốn buông, mà buông không được. Niệm trước buông rồi, niệm sau liền tới, lại khởi lên, cứ như vậy mãi. Trong kinh dạy cho chúng ta phương pháp này rất hay. “Phát tâm bồ đề nhất hướng chuyên niệm”, chớ nghĩ đến bản thân. Câu đầu tiên không phải đã dạy quí vị, nhìn thấu thân của mình! Nhìn thấu không khó, mà do quí vị chưa hiểu phương pháp. Không còn nghĩ thân này là ta nữa. Ta khởi tâm động niệm nghĩ đến Phật A Di Đà, khởi tâm động niệm nghĩ đến Thế giới Cực Lạc, ngày ngày nghĩ, ngày ngày nghĩ, làm quên đi ý nghĩa nghĩ về bản thân. Tự nhiên không còn nữa, đây là phương pháp rất tốt. Phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm. Phát tâm bồ đề là tâm giác ngộ. Giác ngộ thì không vì bản thân, vì bản thân là không giác. Vì sao vậy? Vì còn vì bản thân. Niệm niệm vì chánh pháp cửu trú, niệm niệm cầu sanh Thế giới Cực Lạc, đây là điều quan trọng số một. Chánh pháp cửu trú, làm một tấm gương tốt cho chúng sanh khổ nạn, đó chính là phát tâm bồ đề. Đại từ đại bi chúng ta phải làm người tốt cho mọi người thấy, làm một tấm gương tốt. Tâm người thế gian tham, sân, si, mạn, chúng ta thực sự có thể làm được không tham, không sân, không si, không ngạo mạn. Đây chính là làm gương tốt cho mọi người thấy, tức là tự hành hóa tha. Không cần dùng lời nói mà dùng hành động. Mở rộng tâm lượng tâm bao thái hư, lượng châu sa giới. Giống như trời đất, trời cái gì cũng có thể bao, đất cái gì cũng có thể dung, chắc chắn không có bài xích, không có ghét bỏ. Học hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức, vãng sanh thực sự không khó.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment