Muốn sanh vào cõi nước này, nên tu tam phước”, câu này tuyệt đối đừng bỏ quên.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
3 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 591
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Đời này chúng ta rất may mắn, đối với truyền thống còn có chút lòng tôn trọng. Có thể gặp được Đại thừa, có thể gặp được Tịnh độ. Đoạn kinh văn này dạy cương lĩnh và phương pháp học tập cho chúng ta. Chúng ta bắt đầu học từ đâu? Bắt đầu học từ hiếu thân tôn sư, bắt đầu học từ từ tâm bất sát, từ tu thập thiện nghiệp. Nếu không đặt nền móng vững chắc trên ba loại này, đời này chắc chắn qua đi một cách uổng phí, không có việc gì thành công. Cho dù có nổ lực phấn đấu, suốt đời gian nan vất vả cũng chỉ là tri thức, không phải trí tuệ. Tri thức và trí tuệ là hai vấn đề, chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng. Trí tuệ sanh ra từ trong thanh tịnh bình đẳng giác, tri thức có được từ quảng học đa văn. Một cái là từ bên trong, một cái từ bên ngoài, không giống nhau. Tri thức dễ dạt được, nhưng vấn đề hiện tại nó không thể giải quyết được. Thực tế mà nói trí tuệ cũng không khó, vấn đề là ta phải buông bỏ vọng tâm. Dùng chân tâm sẽ học được trí tuệ, dùng vọng tâm là tri thức. Tri thức có tánh giới hạn, có hậu di chứng.
Đặc biệt là đại thừa, điều kiện quan trọng hàng đầu trong đại thừa là phát tâm bồ đề. Tâm bồ đề là gì? Giác ngộ là tâm bồ đề, nhất tâm truy cầu giác ngộ. Giác ngộ từ đâu mà có? Do tâm thanh tịnh mà được giác ngộ, tâm thanh tịnh từ đâu mà có? Đến từ thành kính. Hiếu thân tôn sư là thành kính, đó là căn bản. Ngày nay chúng ta đối với người sự vật không hề có chút thành kính nào, đây chính là nhân tố đầu tiên gây ra thiên tai cho cá nhân, cho gia đình, cho trái đất. Ngày nay chúng ta niệm Phật, mục tiêu sau cùng của chúng ta là cầu sanh Tịnh độ.
Chỉ thị trong đoạn kinh văn này của Quán Kinh là: “Muốn sanh vào cõi nước này, nên tu tam phước”, câu này tuyệt đối đừng bỏ quên. Chúng ta niệm Phật không tu tam phước được chăng? Không được. Vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, có người bất hiếu cha mẹ chăng? Có người tạo tôi ngũ nghịch thập ác chăng? Có! Vì sao họ có thể vãng sanh? Sau khi họ quy y Tịnh tông, tinh tấn sám hối thì họ đã quay đầu. Đó là nghiệp tạo từ trong quá khứ, hiện nay hoàn toàn đã giác ngộ, không còn tạo nữa, họ mới có thể vãng sanh. Nếu bây giờ không thay đổi, không tạo nữa, sẽ không vãng sanh được. Đây chính là nói vì sao người niệm Phật nhiều, người vãng sanh ít.
Chúng ta xem pháp sư Từ Vân Quán Đảnh, nói ra 100 loại quả báo khác nhau của người niệm Phật, không phải đã rõ rồi sao? 100 loại quả báo khác nhau này, điều thứ nhất là người niệm Phật đọa địa ngục A tỳ. Nguyên nhân gì? Ngài nói rất rõ ràng: Vì tham ngũ dục lục trần mà niệm Phật, vì sao tham ngũ dục lục trần mà đọa địa ngục? Họ có tham tâm này sẽ tạo ra ác nghiệp, lấy chiêu bài Phật pháp để lừa gạt chúng sanh. Mặc dù làm được chút việc tốt, nhưng mục đích là vì danh lợi. Không có danh lợi, nhất định họ không làm, dùng thủ đoạn này để cầu danh lợi cho bản thân, tội nghiệp này tạo rất nặng. Lấy Phật pháp, lấy Thánh hiền để làm chiêu bài, lừa đời lấy tiếng, nên quả báo của họ ở địa ngục A tỳ. Chúng ta phải hiểu đạo lý này, không được học theo.
Trong kinh điển dạy chúng ta nên làm, nhất định phải làm theo; dạy chúng ta không được làm, chắc chắn không được khởi ý niệm.
Điều thứ ba trong tam phước là tu thập thiện nghiệp. Trong điều thứ nhất có ba vấn đề: Hiếu thân tôn sư, từ tâm, tu thập thiện. Phát tâm bồ đề nghĩa là phát tâm xả ly thế giới Ta bà cầu sanh Di Đà Cực Lạc. Ở thế giới Cực Lạc, một đời chứng được cứu cánh viên mãn, đây là đại bồ đề tâm, thâm tín nhân quả, nhân quả nghiệp báo không sai chút nào. Thiện nhân thiện qủa, ác nhân ác báo.

Kinh Vô Lượng Thọ này giảng một biến như vậy, khoảng 1200 tiếng, tu học không dễ!
Thành Phật là việc tốt, nhưng rất khó, khó ở đâu? Không có giới định tuệ. Nho Thích Đạo đều phải có giới định tuệ mới thành tựu được. Giới là gì? Quy củ, phải giữ quy củ, nền tảng của quy củ là hiếu thân tôn sư. Quý vị có mấy phần thành tựu, đích thực lời của tổ sư Ấn Quang quả là không sai chút nào. Ta đối với những gì mình học có mấy phần thành kính, đối với thầy giáo có mấy phần thành kính, chắc chắn thành tựu tương đương như thế. Một phần thành kính ta chỉ được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích, trăm phần thành kính được trăm phần lợi ích. Không có thành kính chắc chắn không đạt được chút lợi ích nào.
Như thầy Lý nói, ngày nay học Phật tuyệt đại đa số là làm gì? Tiêu khiển Phật pháp. Họ nhàn rỗi không có gì làm nên đến tiêu khiển, không phải thực tâm học, không có tâm thành kính, chỉ đến chơi mà thôi, góp phần náo nhiệt. Không đạt được chút lợi ích gì cả. Thậm chí có không ít người, mượn chiêu bài Phật giáo để truy tìm danh văn lợi dưỡng. Điều này tội lỗi vô cùng, tương lai không có quả báo tốt.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment