Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, trong tâm suy nghĩ lung tung_Hét rách cổ họng cũng chỉ uổng công.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 165
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Phát là tín nguyện, tu tức là hành”. Đây là nói ra ba điều kiện quan trọng: Tín nguyện hạnh. “Tín nguyện hạnh ba món tư lương”. Tư lương là ngày xưa đi du lịch, ra ngoài đi du lịch, phải mang theo một ít tiền tài, đó là tư. Ngày trước là mang theo một ít tiền, vàng bạc, đi trên đường cần dùng, còn phải mang theo lương thực. Bây giờ không cần thiết, bây giờ có nhà trọ, có khách sạn, không cần mang theo lương thực, chỉ cần có tiền là được. Cho nên nói chỉ cần dùng tư, không cần dùng lương, tiện lợi hơn ngày xưa nhiều. Tín hạnh nguyện ví như tư lương cần dùng, cần chuẩn bị khi đi du lịch. Nếu không có tư lương, thì mọi thứ đều không tiện lợi.
“Ba loại này như đỉnh ba chân, thiếu một cũng không được”. Ba điều kiện này không thể thiếu điều nào. Tín là điều đầu tiên, sau khi có niềm tin phải có nguyện, nguyện sanh Tịnh độ. Đại sư Ngẫu Ích nói rất hay: Vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc, chúng ta đi được hay không, “tất cả đều do có tín nguyện hay không”, chỉ cần có tín có nguyện là có thể vãng sanh. Bởi thế khi lâm mạng chung, một niệm, mười niệm đều vãng sanh thế giới Cực Lạc. Hai chữ tín nguyện liên quan đến việc ta vãng sanh hay chăng, vì thế chúng ta phải tin sâu nguyện thiết, thật sự muốn đi. Hạnh là công phu niệm Phật, đại sư Ngẫu Ích nói rất hay: Sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc, phẩm vị cao thấp đều do công phu niệm Phật sâu hay cạn. Công phu niệm Phật sâu thì phẩm vị cao, công phu niệm Phật cạn phẩm vị sẽ thấp, liên quan đến phẩm vị. Quý vị xem ngài không nói niệm Phật nhiều hay ít, không nói một ngày niệm mấy vạn câu Phật hiệu, không nói như vậy. Là do công phu sâu hay cạn. Công phu là gì? Công phu nghĩa là chúng ta niệm sạch vọng tưởng, tạp niệm, đó là công phu. Khi niệm Phật trong tâm không có hoài nghi, không có tạp niệm, không có gián đoạn, đây là công phu. Chư vị nên nhớ, trong tâm danh hiệu Phật không gián đoạn, không phải chỉ niệm bằng miệng. Miệng ngừng niệm không sao, Phật trong tâm không được gián đoạn. Có người hỏi, Phật trong tâm và Phật trên miệng có gì khác nhau? Có một số người nói, miệng tôi không niệm, thì Phật trong lòng cũng quên. Nói thật, miệng có mà trong tâm không có, tức không có Phật, quan trọng nhất là trong tâm có Phật.
Trong Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương nói: Nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai nhất định thấy Phật. Niệm này là trong tâm có. Quý vị xem, chữ niệm này là chữ hội ý, ở trên là kim, kim là ngày hôm nay, bên dưới là tâm. Nghĩa là tâm bây giờ, cái tâm hiện tiền, trong tâm thật có, gọi là niệm, trong tâm không có, không gọi là niệm. Chỉ niệm bằng miệng thôi chưa đủ.
Cổ nhân có câu nói rất hay: Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, trong tâm suy nghĩ lung tung_Hét rách cổ họng cũng chỉ uổng công, một ngày dù niệm thật nhiều cũng vô dụng, quan trọng nhất là trong tâm thật có. Vì thế chúng ta phải đem tâm này, để Phật A Di Đà vào trong tâm. Ý nghĩa này rất khó lãnh hội, chúng tôi dùng một ví dụ để quý vị dễ hiểu.
Ngày xưa có một năm tôi ở Đài Loan, ở thư viện Cảnh Mỹ, là chuyện trước đây. Năm mới, có một vị Phật tử, là người thường đến học Phật ở thư viện chúng tôi, đến chúc tết, nói rằng. Bà nói, thầy Tịnh Không, công phu niệm Phật của con bây giờ không tệ. Tôi nói, tốt quá! Bà nói, con buông bỏ được tất cả, chỉ có cháu chắt không buông được. Quý vị xem bà ta nói, không buông bỏ được cháu chắt. Tôi nói với bà, bà có thể đem Phật A Di Đà thay thế vị trí của con cháu bà, như vậy bà sẽ thành công. Quý vị xem, bà không phải ngày nào cũng nhớ cháu chắt, mà ngày nào cũng niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, nhưng trong lòng vẫn luôn nghĩ đến cháu chắt. Trong tâm có cháu chắt, đó là vật chướng ngại Phật A Di Đà. Bản thân nói công phu không tệ, vẫn không được, còn cách một tầng. Trong tâm có, miệng không có, chân công phu! Miệng bà không nhắc đến cháu chắt, nhưng trong tâm bà có.
Từ ví dụ này, chư vị có thể lãnh hội được, trong tâm thật sự có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra không còn niệm nào khác. Dù không niệm một câu Phật hiệu nào, nhưng lại là chân niệm Phật, vãng sanh tuyệt đối không có vấn đề gì, không cần người trợ niệm. Đây là điều chúng ta cần phải học, niệm là tâm bây giờ, không phải chỉ niệm bằng miệng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment