KHAI THỊ SỐ 8 - SÁT SANH CÚNG TẾ KHI NGƯỜI THÂN CHẾT, CHÍNH LÀ HẠI NGƯỜI ĐÃ MẤT.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
156 Views
NHỮNG KHAI THỊ NGẮN TRÍCH TỪ CÁC BÀI GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ - KINH KIM CANG - THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO - CẢM ỨNG THIÊN CỦA LÃO PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG.


*SÁT SANH CÚNG TẾ KHI NGƯỜI THÂN CHẾT, CHÍNH LÀ HẠI NGƯỜI ĐÃ MẤT.
Vì sao thế? Vì việc sát hại cho đến tế lễ đó không có mảy may năng lực lợi ích cho người mất, mà chỉ kết thêm tội duyên, làm cho sâu nặng hơn thôi.
Chúng ta dứt khoát không thể coi thường đoạn khai thị này, phải ghi nhớ kỹ càng. Vì việc này chúng ta thường gặp, nhất định phải giảng rõ ràng, nói rành rẽ, làm cho họ giác ngộ. Cúng tế quỷ thần đích thật chẳng có giúp ích mảy may gì cho người mất, tuyệt đối đừng khởi vọng tưởng [cho rằng] người mất tạo tội nghiệp, chúng ta cúng quỷ thần, quỷ thần sẽ tha thứ cho họ, quỷ thần sẽ xá miễn cho họ, chẳng có đạo lý này.

Trong thế gian có thể có một số người tham lam, ăn hối lộ, làm sai phép, chứ trong cõi quỷ thần không có, sách xưa có câu ‘thông minh chánh trực mới làm thần’. Những việc cấu kết, nịnh nọt quỷ thần, hy vọng quỷ thần có thể tha thứ, xá miễn là một tâm lý sai lầm, thực hiện một hành vi phạm tội, làm sao có thể được giúp đỡ! Cho nên cách làm này chỉ kết tội duyên mà thôi.

Người hiểu đạo lý này thì trong các hôn lễ, đám ma, tiệc vui, ăn mừng trong thế gian, trong những buổi tiệc này tuyệt đối không được sát sanh, sát sanh tức là như hai câu sau đây: ‘chỉ kết tội duyên, tăng thêm sâu nặng’, kinh này nói rất nhiều, rất tường tận. Làm lễ mừng ngày sanh, chúc thọ, bạn hy vọng trường thọ, nhưng lại sát hại những chúng sanh này, bạn có thể được trường thọ hay sao?

Con người có cái khổ già, khổ bịnh, lúc lâm chung, chúng ta nhìn thấy tướng trạng đau khổ đó đều chẳng chịu nổi. Tại sao người ta có những tướng trạng đó? Vì họ chẳng hiểu đạo lý, cả đời chỉ biết kết tội duyên với chúng sanh.

Cho dù những người giàu có, trưởng giả trong thế gian cũng không thể tránh khỏi, lúc người giàu chết đi, tạo ra đủ mọi nghiệp chướng, chúng tôi đã từng thấy tận mắt. Lúc người giàu, quý tộc ở thế gian chết đi thường phải chịu bịnh khổ trong một thời gian dài, hiện nay gọi là chứng người già mất trí nhớ. Đến thời kỳ cuối cùng thì bất tỉnh nhân sự, chẳng nhận ra người nhà, thân thích, mê hoặc điên đảo. Trong những tình trạng như vậy, họ sẽ sanh về đâu? Đương nhiên sẽ sanh về tam ác đạo. Cả đời có phát đạt, có huy hoàng cách mấy, khi chết đi phải đọa vào tam ác đạo, bạn xem họ có thành tựu gì hay không? Chẳng bằng một người nghèo khổ ở thế gian thật thà niệm Phật, tiền đồ của họ là đến tây phương Cực Lạc thế giới làm Phật, làm sao có thể so sánh cùng họ được!

Dù bạn có được tài sản ức vạn ở thế gian cũng chẳng sánh bằng người nghèo mạt niệm Phật vãng sanh. Chúng ta thấy họ biết trước giờ ra đi, tự tại vãng sanh, chẳng có bịnh khổ, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, đó mới gọi là phước báo chân chánh, đó mới là sự hưởng thọ tối cao trong đời người. Lúc lâm chung sợ nhất là mê hoặc điên đảo, lúc lâm chung mà mê man thì dù được trợ niệm cũng không giúp được gì. Khi trợ niệm thì nhất định người bịnh phải thần trí sáng suốt, mãi cho đến lúc tắt thở cũng phải tỉnh táo, không mê man, được vậy thì trợ niệm sẽ giúp đỡ rất nhiều, nếu họ có thể nhất tâm niệm Phật thì chắc chắc sẽ được sanh tịnh độ. Cho nên chúng ta phải nghĩ coi tương lai lúc mình lâm chung sẽ mê hoặc điên đảo hay không? Muốn mình lâm chung không bị mê man, rối loạn thì nhất định phải tu phước. Người xưa nói đến Ngũ Phước, phước thứ năm [trong ngũ phước] theo cách nói hiện nay tức là ‘chết lành’, đó thật là có phước. Chết lành thì chắc chắn sẽ sanh lành, nghĩa là tương lai bạn đầu thai nhất định sẽ sanh đến cõi lành, đây là đạo lý nhất định. Nếu lúc chết bị mê man, rối loạn thì sẽ không sanh đến cõi lành được.

Do đó có thể biết chúng ta trong đời này phải dứt khoát đừng kết oán thù với chúng sanh, nhất định không được làm tổn hại đến một chúng sanh nào cả. Chúng sanh đều là phàm phu, khi bạn gây tổn thương cho họ, họ ôm hận trong lòng vĩnh viễn chẳng quên, đợi có cơ hội liền trả thù, oan oan tương báo dây dưa chẳng dứt. Không những không được sát hại chúng sanh, mà làm cho chúng sanh khởi phiền não cũng là tội lỗi, khi mình làm cho chúng sanh khởi phiền não thì họ sẽ làm cho mình sanh phiền não, oan oan tương báo. Do đó nếu muốn trên đường Bồ Đề được thuận buồm xuôi gió thì phải ghi nhớ hai câu, đừng kết oán thù với người ta.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Ký
( Tập 25 ) Download MP3: http://ph.tinhtong.vn/khaithingan
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment