Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 292
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Thế nào là người có duyên? Là gặp Phật pháp rồi, nắm chắc cơ hội đó, cắt cũng không rời, y giáo phụng hành đều được thành tựu. Người không thành tựu thì sao? Cái tật vẫn là không buông bỏ tập khí phiền não của chính mình. Cho mình là đúng, cho mình là thông minh, không chịu y giáo phụng hành. Biết cái này tốt, cũng muốn học tập, nhưng lại không y theo phương pháp, trình tự của nó, cho nên uổng phí một đời.
Phương pháp rất đơn giản, cùng với những gì tổ tiên nói đều giống nhau. Người xưa đời đời tương truyền, chỉ một từ “chuyên” này. Dạy và học đều phải chuyên, chuyên là có thể thành tựu. Vì sao vậy? Vì chuyên tâm là định. Không chuyên, tâm là động, là loạn, chuyên tâm chính là định. Cho nên thành tựu pháp thế xuất thế gian, quyết định không tách rời ba nguyên tắc giới định tuệ. Ba nguyên tắc này ở trong Phật pháp nói, không chỉ là Phật Thích Ca Mâu Ni dạy. Phật Thích Ca Mâu Ni nói cho chúng ta biết, khắp hư không pháp giới, thành tựu của tất cả chư Phật Như Lai, đều là nương vào giới định tuệ.
Giới là gì? là thủ pháp. Nhất định cần tuân thủ phương pháp này.
Định, tâm của quý vị là định, không phải là tán loạn. Tâm tán loạn không thể thành tựu. Mục đích học tập là gì? Là khai trí tuệ. Định là có thể khai trí tuệ, bất định sẽ sanh ra phiền não.
Trong vấn đề này Đức Phật dùng ví dụ rất hay, lấy nước làm ví dụ. Nước nếu không định nó sẽ dấy sóng, sóng dấy lên nó sẽ không soi thấy. Nếu như nó tĩnh lặng, nó giống như một mặt gương, tất cả cảnh quang bên ngoài đều phản chiếu vào trong, rất rõ ràng. Cho nên Phật lấy tâm ví dụ cho nước, nước cần trong sạch, không nên nhiễm ô. Nước nên định, không nên chao động. Cũng chính là tâm cần thanh tịnh, không được dao động. Chuyên một môn tâm là định, hai môn, ba môn tâm sẽ bị động, quý vị không khai được trí tuệ. Đây là lời dạy dỗ của cổ thánh tiên hiền, lời dạy dỗ của Phật Bồ Tát, là một nguyên lý rất quan trọng, quý vị không thể không tuân thủ.
Quý vị không tuân thủ, quý vị cứ thử xem, quí vị có thể nghĩ ra được một biện pháp nào tốt hơn, vượt qua được dạy bảo của đức Phật không? Bao gồm cả những thứ ngày nay nói về phương pháp khoa học, không có biện pháp, thực sự không thể tìm ra biện pháp thứ hai. Cho nên trong giáo lý đại thừa nêu ra, “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Nhưng chư vị nhất định nên biết, sau khi khai trí tuệ, là sẽ phát sanh một hiệu quả. Hiệu quả gì? Gọi là xúc loại bàng thông. Xúc là quí vị tiếp xúc, quí vị vừa tiếp xúc, quí vị liền thông đạt. Không cần học, quý vị liền hiểu rõ, liền thông đạt. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp là do tự tánh biến hiện. Quí vị thấy được tánh, là quý vị có thể biết được tánh của tất cả các pháp. Tức là hoàn toàn rõ ràng, thông đạt được hết. Chúng ta học tập chính là hy vọng, đối với pháp thế xuất thế gian, tất cả đều thông đạt được, giống như Phât Bồ Tát. Phật Bồ Tát học như thế nào? Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, học được từ như vậy. Chúng ta không tin, nên khi vừa bắt đầu liền học rộng nghe nhiều. Vậy thôi xong, hại chết quí vị rồi.
Người thường hiện nay niệm Phật, niệm được rất nhiều Phật hiệu nhưng vọng tưởng tạp niệm cũng rất nhiều. Trong Đại Thế Chí Bồ-tát Niệm Phật Viên Thông Chương, Bồ-tát dạy chúng ta bí quyết niệm Phật là “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). “Đô nhiếp lục căn” nghĩa là gì? Là thu hồi tâm lại, tâm của chúng ta, ở nơi mắt thì nhìn, ở nơi tai thì nghe, bạn thu hồi kiến văn giác tri lại, không được duyên theo bên ngoài, không hướng ra bên ngoài, đây gọi là đô nhiếp lục căn. Trong nhà Nho, học vấn của pháp thế gian cũng có đạo lý này, Mạnh Tử nói: “Đạo học vấn chẳng gì khác, chỉ là tìm lại cái tâm đã mất đi mà thôi”, cùng ý nghĩa với câu này. Đạo học vấn là gì? Là thu hồi tâm từ bên ngoài lại, là ý nghĩa này. Phóng tâm ra bên ngoài nghĩ Đông nghĩ Tây, nghĩ quá khứ, nghĩ vị lai, đó đều là sai lầm, cho nên thu hồi tâm trở lại. “Tịnh niệm tương kế”, bạn hãy chú ý chữ “tịnh”, tịnh là gì? Bạn xen tạp thì không tịnh, bạn niệm Phật mà trong đầu vẫn nghĩ Đông nghĩ Tây, vậy thì không thanh tịnh, có hoài nghi thì không thanh tịnh. Không hoài nghi, không xen tạp, đó gọi là tịnh niệm, “tương kế” là không gián đoạn. Không nhất định nói niệm Phật hiệu không gián đoạn, mà là công phu này không được gián đoạn, chính là không hoài nghi, không xen tạp, không được có những thứ này, bạn phải giữ gìn công phu này. Công phu này nếu không gián đoạn, vậy mới sinh ra sức mạnh, vậy mới gọi là công đức.
Nếu bạn hiểu đạo lý này thì không phải ở chỗ niệm Phật nhiều hay ít, niệm Phật nhiều đi nữa có tác dụng gì chứ? Đại đức xưa thường nói “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng uổng công”. Khi nào niệm đến mức tâm địa của mình thanh tịnh rồi thì câu Phật hiệu sẽ hữu dụng, phải chú trọng điều này, đây mới là chánh niệm! Điều này không thể không biết.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Thế nào là người có duyên? Là gặp Phật pháp rồi, nắm chắc cơ hội đó, cắt cũng không rời, y giáo phụng hành đều được thành tựu. Người không thành tựu thì sao? Cái tật vẫn là không buông bỏ tập khí phiền não của chính mình. Cho mình là đúng, cho mình là thông minh, không chịu y giáo phụng hành. Biết cái này tốt, cũng muốn học tập, nhưng lại không y theo phương pháp, trình tự của nó, cho nên uổng phí một đời.
Phương pháp rất đơn giản, cùng với những gì tổ tiên nói đều giống nhau. Người xưa đời đời tương truyền, chỉ một từ “chuyên” này. Dạy và học đều phải chuyên, chuyên là có thể thành tựu. Vì sao vậy? Vì chuyên tâm là định. Không chuyên, tâm là động, là loạn, chuyên tâm chính là định. Cho nên thành tựu pháp thế xuất thế gian, quyết định không tách rời ba nguyên tắc giới định tuệ. Ba nguyên tắc này ở trong Phật pháp nói, không chỉ là Phật Thích Ca Mâu Ni dạy. Phật Thích Ca Mâu Ni nói cho chúng ta biết, khắp hư không pháp giới, thành tựu của tất cả chư Phật Như Lai, đều là nương vào giới định tuệ.
Giới là gì? là thủ pháp. Nhất định cần tuân thủ phương pháp này.
Định, tâm của quý vị là định, không phải là tán loạn. Tâm tán loạn không thể thành tựu. Mục đích học tập là gì? Là khai trí tuệ. Định là có thể khai trí tuệ, bất định sẽ sanh ra phiền não.
Trong vấn đề này Đức Phật dùng ví dụ rất hay, lấy nước làm ví dụ. Nước nếu không định nó sẽ dấy sóng, sóng dấy lên nó sẽ không soi thấy. Nếu như nó tĩnh lặng, nó giống như một mặt gương, tất cả cảnh quang bên ngoài đều phản chiếu vào trong, rất rõ ràng. Cho nên Phật lấy tâm ví dụ cho nước, nước cần trong sạch, không nên nhiễm ô. Nước nên định, không nên chao động. Cũng chính là tâm cần thanh tịnh, không được dao động. Chuyên một môn tâm là định, hai môn, ba môn tâm sẽ bị động, quý vị không khai được trí tuệ. Đây là lời dạy dỗ của cổ thánh tiên hiền, lời dạy dỗ của Phật Bồ Tát, là một nguyên lý rất quan trọng, quý vị không thể không tuân thủ.
Quý vị không tuân thủ, quý vị cứ thử xem, quí vị có thể nghĩ ra được một biện pháp nào tốt hơn, vượt qua được dạy bảo của đức Phật không? Bao gồm cả những thứ ngày nay nói về phương pháp khoa học, không có biện pháp, thực sự không thể tìm ra biện pháp thứ hai. Cho nên trong giáo lý đại thừa nêu ra, “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Nhưng chư vị nhất định nên biết, sau khi khai trí tuệ, là sẽ phát sanh một hiệu quả. Hiệu quả gì? Gọi là xúc loại bàng thông. Xúc là quí vị tiếp xúc, quí vị vừa tiếp xúc, quí vị liền thông đạt. Không cần học, quý vị liền hiểu rõ, liền thông đạt. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp là do tự tánh biến hiện. Quí vị thấy được tánh, là quý vị có thể biết được tánh của tất cả các pháp. Tức là hoàn toàn rõ ràng, thông đạt được hết. Chúng ta học tập chính là hy vọng, đối với pháp thế xuất thế gian, tất cả đều thông đạt được, giống như Phât Bồ Tát. Phật Bồ Tát học như thế nào? Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, học được từ như vậy. Chúng ta không tin, nên khi vừa bắt đầu liền học rộng nghe nhiều. Vậy thôi xong, hại chết quí vị rồi.
Người thường hiện nay niệm Phật, niệm được rất nhiều Phật hiệu nhưng vọng tưởng tạp niệm cũng rất nhiều. Trong Đại Thế Chí Bồ-tát Niệm Phật Viên Thông Chương, Bồ-tát dạy chúng ta bí quyết niệm Phật là “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). “Đô nhiếp lục căn” nghĩa là gì? Là thu hồi tâm lại, tâm của chúng ta, ở nơi mắt thì nhìn, ở nơi tai thì nghe, bạn thu hồi kiến văn giác tri lại, không được duyên theo bên ngoài, không hướng ra bên ngoài, đây gọi là đô nhiếp lục căn. Trong nhà Nho, học vấn của pháp thế gian cũng có đạo lý này, Mạnh Tử nói: “Đạo học vấn chẳng gì khác, chỉ là tìm lại cái tâm đã mất đi mà thôi”, cùng ý nghĩa với câu này. Đạo học vấn là gì? Là thu hồi tâm từ bên ngoài lại, là ý nghĩa này. Phóng tâm ra bên ngoài nghĩ Đông nghĩ Tây, nghĩ quá khứ, nghĩ vị lai, đó đều là sai lầm, cho nên thu hồi tâm trở lại. “Tịnh niệm tương kế”, bạn hãy chú ý chữ “tịnh”, tịnh là gì? Bạn xen tạp thì không tịnh, bạn niệm Phật mà trong đầu vẫn nghĩ Đông nghĩ Tây, vậy thì không thanh tịnh, có hoài nghi thì không thanh tịnh. Không hoài nghi, không xen tạp, đó gọi là tịnh niệm, “tương kế” là không gián đoạn. Không nhất định nói niệm Phật hiệu không gián đoạn, mà là công phu này không được gián đoạn, chính là không hoài nghi, không xen tạp, không được có những thứ này, bạn phải giữ gìn công phu này. Công phu này nếu không gián đoạn, vậy mới sinh ra sức mạnh, vậy mới gọi là công đức.
Nếu bạn hiểu đạo lý này thì không phải ở chỗ niệm Phật nhiều hay ít, niệm Phật nhiều đi nữa có tác dụng gì chứ? Đại đức xưa thường nói “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng uổng công”. Khi nào niệm đến mức tâm địa của mình thanh tịnh rồi thì câu Phật hiệu sẽ hữu dụng, phải chú trọng điều này, đây mới là chánh niệm! Điều này không thể không biết.
- Category
- Giảng Pháp
Comments