Hy vọng trong đời này không tiếp tục sai lầm nữa. Đời trước khi lâm mạng chung một niệm sai lầm...

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 578
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Đời trước khi lâm mạng chung một niệm sai lầm, nên lại trôi lăn trong luân hồi. Đây là điều người tu hành cảm thấy hối tiếc nhất, hy vọng trong đời này không tiếp tục sai lầm nữa. Làm sao để duy trì đời này không có sai lầm? Đó chính là thật sự nắm chắc chân tướng sự thật, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng.

Nên biết Phật thanh tức danh hiệu Phật A Di Đà, nghe tức nghe danh tin hiểu thọ trì”. Nghe bao hàm ý nghĩa rất sâu sắc, bao hàm rất rộng. Sau khi nghe rồi tin hiểu, nghe rồi có thể lý giải, có thể phụng hành, đây gọi là nghe.
Tín thọ là bắt đầu nhập môn học Phật, đồng thời cũng học Phật thật sự viên mãn. Bắt đầu chính là viên mãn, viên mãn trong bắt đầu. Do đó chúng ta có thể lãnh hội được, nếu trong đời quá khứ, không có thiện căn phước đức nhân duyên sâu dày, không dễ làm được điều này. Nên chúng ta quan trọng nhất là không được coi nhẹ bản thân, cho rằng mình là hàng sơ học. Học Phật cố nhiên phải khiêm tốn, nhưng ở đây không được khiêm tốn, ở đây cần phải trực tiếp thừa nhận. Trong kinh Đức Phật đều nói như vậy, không phải chỉ một vị Phật nói, hầu như tất cả Chư Phật đều nói như vậy, chúng ta cần phải tin.
Quý vị hãy xem tường tận, xung quanh chúng ta có bao nhiêu người, khu vực HongKong này có bao nhiêu người, Trung quốc có bao nhiêu người, thế giới có bao nhiêu người. Trong số người này có mấy người học Phật? Người học Phật rất nhiều, nhưng có mấy người học thật? Thế nào gọi là thật học? Đầy đủ tín thọ phụng hành, đó gọi là học thật, không đầy đủ bốn chữ này không gọi là thật học. Đời này coi như là không tệ, có nhân duyên gặp được Phật pháp, nhưng Phật là gì lại không hiểu. Thấy tượng Phật, cũng nghe người niệm Phật A Di Đà. Hoặc cũng có thiện cảm, nghe xong hoan hỷ, nhưng không học. Hoặc nghe xong thấy chán ghét, cho rằng mê tín, tất cả đều là người có duyên với Phật. Khi nào được độ, khi nào thành tựu, nhân duyên mỗi người khác nhau. Chúng ta có thể khẳng định, người nghe pháp hoan hỷ được độ trước, người nghe pháp không hoan hỷ được độ sau, điều này có thể khẳng định. Chứng minh người nghe pháp hoan hỷ, thiện căn của họ sâu dày hơn người không hoan hỷ. Cũng chính là trong đời quá khứ, thời gian học tập rất dài, đời này lại gặp được, rất dễ hấp thu, đạo lý chính là như vậy.
Bởi thế chúng ta phải biết trân quý, sau khi thấu hiểu, rất quý trọng nhân duyên đời này, vì sao vậy? Vì tâm mình biết được, nhân duyên này không phải đời đời kiếp kiếp đều gặp được. Thế giới quá rộng lớn, đừng nói đâu xa, chỉ nói địa cầu này. Trên địa cầu bao nhiêu thành thị, bao nhiêu thị trấn, bao nhiêu nơi có người tụ hội, những nơi này có mấy nơi có Phật pháp? Quý vị nghĩ như vậy sẽ biết, huống gì biến pháp giới hư không giới!
Lại nghĩ đến trong kinh Đức Phật thường nói: “thân người khó được, Phật pháp khó nghe”, trong lục đạo, mười pháp giới đến cõi người quả là không dễ. Đến cõi người gặp được Phật pháp cũng không dễ dàng gì, gặp được Phật pháp còn phải gặp được chánh pháp. Thế nào gọi là chánh pháp? Trong Nhân Vương Kinh nói rất hay: Khu vực này có người giảng kinh dạy học, có người y giáo phụng hành, có người tu hành chứng quả, đây gọi là chánh pháp.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment