Hủy báng Tam Bảo, phê bình đúng sai, đều thuộc về ác pháp. Chuyện này sẽ phiền phức lắm..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
28 Views
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, tập 1556

Hủy báng Tam Bảo, phê bình đúng sai, đều thuộc về ác pháp. Do vậy, trong Đàn Kinh, Lục Tổ đã dạy mọi người: “Nếu ai thật tu đạo, chẳng thấy lỗi thế gian”. Không chỉ là Lục Tổ nói như vậy, trong kinh Hoa Nghiêm, Văn Thù Bồ Tát dạy Thiện Tài, bảo Thiện Tài đi tham học, tham học năm mươi ba lần. Rời khỏi thầy, thầy là Văn Thù Bồ Tát, lìa khỏi thầy đi tham học, thầy dạy bảo Thiện Tài: “Chẳng thấy lỗi của thiện tri thức”, đặc biệt nhắc nhở Ngài. Vì sao? Có lúc lỗi lầm của thiện tri thức là giả, chẳng thật. Giống như vị lão hòa thượng mà tôi vừa mới nhắc đến, người ta mời Sư ăn mặn, Sư cũng ăn luôn. Có phải là Sư phạm lỗi hay chăng? Chẳng phải là Sư phạm lỗi, hãy hiểu là Sư khai duyên, Sư nắm lấy cơ hội ấy để giáo hóa chúng sanh. Vì những người ấy rất khó tiếp xúc Phật pháp, chẳng có cơ hội, bình thường họ cũng chẳng tin tưởng. Đến chơi chùa miếu, tối đa là thắp một nén nhang, như thế là khá quá rồi! Chẳng biết gì về Phật pháp, căn bản là chẳng tiếp xúc kinh điển. Cơ hội tốt đẹp, phải nắm bắt! Nhất là dùng phương tiện thiện xảo như vậy khiến cho họ bội phục năm vóc sát đất, ác pháp ở chỗ nào? Nếu chúng ta nói lão hòa thượng làm quấy, chê trách Ngài, chính chúng ta đã sai lầm! Đối với mọi chuyện đều phải biết luận định sự ảnh hưởng.
Trong kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo đã nói rất nhiều, nói rất cặn kẽ, đấy là một thí dụ rất hay. Hai vị pháp sư giảng kinh, nói chung là giảng rất khá, pháp duyên hết sức thù thắng, giống như nay chúng ta nói là “người quy y với họ rất đông, người cúng dường họ rất nhiều”, chuốc lấy những kẻ khác cũng là người xuất gia dấy lòng ganh tỵ, họ liền bịa chuyện đặt điều, nói “hai vị pháp sư ấy chỉ biết giảng kinh, là phường phá giới, làm rất nhiều chuyện ác”, tuyên dương những chuyện đó trong thính chúng. Thính chúng nghe xong liền khởi tâm hoài nghi, chẳng có tâm tôn trọng pháp sư, cũng chẳng muốn đến nghe kinh. Về sau, thính chúng ngày càng ít. Nếu chúng ta hỏi, những pháp sư bịa chuyện đặt điều ấy có phạm lỗi hay không? Có phạm lỗi! Đức Phật dạy, họ đọa địa ngục, tính theo thời gian trong nhân gian là một ngàn tám trăm vạn năm. Phải biết thời gian trong nhân gian và thời gian trong ngạ quỷ, địa ngục khác nhau. Hiện thời mọi người đều biết “thời sai” (時差, chênh lệch thời gian), khác nhau!
Trong địa ngục, họ cảm nhận chẳng biết là bao nhiêu kiếp! Chúng ta thường nói: “Khi người đang đau khổ thì sống một ngày bằng một năm”. Khi một người đang đau khổ, sẽ cảm thấy thời gian đặc biệt dài. Người đang vui sướng, sẽ cảm nhận thời gian đặc biệt ngắn. Do đó, thời gian chẳng phải là pháp cố định. Trong kinh, đức Phật đã dạy, thời gian họ đọa địa ngục tính theo thời gian trong nhân gian là một ngàn tám trăm vạn (18.000.000) năm, đó là gì? Vì họ tạo ảnh hưởng rất lớn, gây ảnh hưởng khiến cho cơ hội nghe kinh của rất nhiều người bị đoạn mất, kết tội họ từ chỗ này. Họ có kết tội với pháp sư hay không? Phải xét xem, nếu vị pháp sư ấy bị kẻ khác hủy báng, Ngài chẳng tiếp nhận, nghe xong dường như chẳng phải là kẻ đó hủy báng ta, mà là kẻ khác bị hủy báng. Họ chỉ đích danh thì người trong thiên hạ trùng tên, trùng họ rất nhiều, làm sao biết hắn chửi ta cho được? Nếu Ngài không tiếp nhận, tức là do Ngài không tiếp nhận, sẽ chẳng có tâm sân khuể, mà cũng chẳng có tâm báo thù. Coi như chẳng có chuyện ấy, chẳng liên quan đến pháp sư, sẽ chẳng kết tội với pháp sư. Kết tội ở chỗ nào? Kết tội với thính chúng! Trong đại chúng, quý vị đã tạo ảnh hưởng khiến cho bao nhiêu người chẳng còn nghe Phật pháp nữa, thời gian quý vị ảnh hưởng dài bao lâu? Kết tội ở chỗ này.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment