Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 125 -127- 128
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Chúng ta học Phật chớ nên không biết. Nếu sơ sót cương lãnh trọng yếu này, trong cuộc sống hằng ngày chẳng tương ứng, chúng ta chẳng phải là đang học Phật, mà là đang tạo nghiệp. Tạo nghiệp bèn là lục đạo phàm phu. Quý vị tạo thiện nghiệp, tương lai đến thọ báo trong ba thiện đạo, thiện nghiệp ấy cũng phải tiêu trừ. Bởi lẽ, trong tự tánh, thiện và bất thiện đều không có. Tạo tác bất thiện nghiệp, tiêu nghiệp trong ba ác đạo, đều là tiêu nghiệp! Sau khi tiêu hết nghiệp, lại trở vào nhân gian. Trở vào nhân gian, nói thật ra, đúng như đức Phật đã nói “gặp duyên khác nhau”, nhân duyên mà! Người Hoa nói về sự dạy học: “Tánh tương cận, tập tương viễn” (xét về bổn tánh thì gần như nhau, xét về tập tánh thì khác nhau). Đó là “ngộ duyên” (gặp duyên). Nếu quý vị gặp thánh hiền, gặp Phật, Bồ Tát, chúc mừng quý vị, quý vị sẽ thành thánh, thành hiền, thành Phật, thành Bồ Tát. Nếu gặp ác duyên, tạo tác tham, sân, si, mạn, nhậu nhẹt, chơi bời, cờ bạc, quý vị sẽ đến chốn ngạ quỷ, địa ngục. Đó là “gặp duyên khác nhau”. Cổ nhân nói hai câu rất hay: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”. Đó là ngộ duyên.
Nay chúng ta gặp duyên khá lắm, được làm thân người, nghe Phật pháp, đó là duyên tốt đẹp. Trong Phật pháp, lại được nghe Đại Thừa, lại nghe Tịnh Độ, có thể nói là duyên ấy thù thắng khôn sánh! Gặp gỡ, có thể tin tưởng hay không? Có thể lý giải hay không? Đó là thiện căn của quý vị. Quý vị đầy đủ thiện căn, có thể tin, có thể hiểu; nhưng quý vị tin chẳng sâu, còn có hoài nghi; giải chẳng thấu triệt, tức là thiện căn chẳng đủ. Chân tín, chân giải, nhưng chẳng làm được, đó là thiếu phước; quý vị có thiện căn, nhưng không có phước báo. Phước là gì? Thật sự hành là phước đức! Vì thế, đức Phật nói: “Chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên, mà được sanh về cõi ấy”. Quý vị hội đủ cả ba điều kiện ấy, quý vị thấy thiện căn đầy đủ, phước đức đầy đủ, nhân duyên đầy đủ, há lẽ nào chẳng vãng sanh? Chúc mừng quý vị, khẳng định quý vị thành Phật trong đời này. Vãng sanh thế giới Cực Lạc là thành Phật. Chuyện này chẳng phải là chuyện tầm thường! Chúng ta đã gặp, tuy gặp, nhưng thiện căn và phước đức không đủ thì làm thế nào? Phải nghiêm túc cổ vũ, khích lệ chính mình, nhất định phải bổ túc, dũng mãnh tinh tấn, phải bổ túc thiện căn và phước đức. Bổ túc từ chỗ nào? Bổ túc từ kinh giáo. Đối với kinh giáo, ta chẳng gặp thầy giỏi, bản thân ta học tập gặp khó khăn, làm cách nào? Cổ nhân có chú giải để giúp đỡ quý vị, người hiện thời càng có phước báo hơn cổ nhân. Vì sao? Hiện thời có đĩa CD, có Internet, có truyền hình vệ tinh, quý vị có thể học tập tại nhà, lên lớp mỗi ngày, phước báo này quá to tát! Quý vị phải học mỗi ngày thì mới được. Nếu quý vị không lên lớp mỗi ngày, phước báo vẫn bị luống uổng.
Tôi gặp hai người mà tôi rất bội phục. Hai người ấy đúng là nắm được cách bổ sung thiện căn và phước đức, tức là mỗi ngày nghe kinh mười giờ. Một năm ba trăm sáu mươi ngày, mỗi ngày chẳng bỏ suốt một buổi học nào. Thật ra, nếu có chuyện gì, không có cách nào khác, họ không ngủ cũng nghe đủ bốn giờ. Nghe bốn giờ là trong tình huống bất đắc dĩ, bình thường là mười giờ. Họ thật sự có trí huệ, thật sự nghe lời. Tổ sư đại đức dạy chúng ta “thâm nhập một môn, huân tu lâu dài”, họ đã nắm được, nên nghe kinh bèn nghe một bộ kinh. Nghe một bộ kinh thì họ cũng chẳng nghe rất nhiều! Nghe rất nhiều thì sao? Chẳng nhớ được! Mỗi ngày nghe mười giờ, có thể ghi nhớ hay không? Không có trí nhớ và sức lý giải mạnh như vậy, họ còn gặp khó khăn. Do đó, họ dùng phương pháp rất xảo diệu, mỗi ngày họ chỉ nghe đĩa ghi âm lời giảng trong một tiếng đồng hồ. Mỗi đĩa CD là một giờ, nghe đĩa thâu âm một giờ giảng ấy mười lượt, họ nghe giảng mười tiếng đồng hồ là nghe theo kiểu ấy. Một giờ giảng được nghe lặp đi lặp lại mười lần, họ nhớ được, nghe hiểu. Mỗi ngày nghe một đĩa, cứ mỗi đĩa là một giờ, làm theo cách ấy, ngày hôm sau mới nghe đĩa thứ hai. Nghe xong một bộ kinh, bèn nghe lại từ đầu. Nghe bao lâu? Nghe suốt mười năm. Thưa cùng quý vị, do mười năm ấy, họ đắc Niệm Phật tam-muội. Đắc Niệm Phật tam-muội là đắc Định, khai trí huệ. Trí huệ đã khai thì kinh chưa từng học, người ấy chẳng cần phải học, giống như Lục Tổ Huệ Năng đại sư, quý vị đọc cho người ấy nghe, người ấy bèn hiểu, và cũng có thể giảng cho quý vị nghe. Đó là gì? Một kinh thông, hết thảy các kinh đều thông. Con người chớ nên làm quá nhiều, làm nhiều thì đúng là “tham nhiều, nhai không nát”, sai mất rồi! Con người chớ nên học làm bậc đại thông gia, “ta thứ gì cũng đều hiểu”, sai mất rồi! Thật ra quý vị chẳng hiểu thứ gì! Quý vị thật sự có thể chuyên ròng, thông suốt một bộ kinh, sẽ bất tri bất giác trở thành bậc đại thông gia, thứ gì cũng đều hiểu! Do vậy, một kinh thông, hết thảy các kinh đều thông, mười năm! Ai nấy đều có thể làm được, vấn đề là quý vị có chịu làm hay không.
Tập 125 -127- 128
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Chúng ta học Phật chớ nên không biết. Nếu sơ sót cương lãnh trọng yếu này, trong cuộc sống hằng ngày chẳng tương ứng, chúng ta chẳng phải là đang học Phật, mà là đang tạo nghiệp. Tạo nghiệp bèn là lục đạo phàm phu. Quý vị tạo thiện nghiệp, tương lai đến thọ báo trong ba thiện đạo, thiện nghiệp ấy cũng phải tiêu trừ. Bởi lẽ, trong tự tánh, thiện và bất thiện đều không có. Tạo tác bất thiện nghiệp, tiêu nghiệp trong ba ác đạo, đều là tiêu nghiệp! Sau khi tiêu hết nghiệp, lại trở vào nhân gian. Trở vào nhân gian, nói thật ra, đúng như đức Phật đã nói “gặp duyên khác nhau”, nhân duyên mà! Người Hoa nói về sự dạy học: “Tánh tương cận, tập tương viễn” (xét về bổn tánh thì gần như nhau, xét về tập tánh thì khác nhau). Đó là “ngộ duyên” (gặp duyên). Nếu quý vị gặp thánh hiền, gặp Phật, Bồ Tát, chúc mừng quý vị, quý vị sẽ thành thánh, thành hiền, thành Phật, thành Bồ Tát. Nếu gặp ác duyên, tạo tác tham, sân, si, mạn, nhậu nhẹt, chơi bời, cờ bạc, quý vị sẽ đến chốn ngạ quỷ, địa ngục. Đó là “gặp duyên khác nhau”. Cổ nhân nói hai câu rất hay: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”. Đó là ngộ duyên.
Nay chúng ta gặp duyên khá lắm, được làm thân người, nghe Phật pháp, đó là duyên tốt đẹp. Trong Phật pháp, lại được nghe Đại Thừa, lại nghe Tịnh Độ, có thể nói là duyên ấy thù thắng khôn sánh! Gặp gỡ, có thể tin tưởng hay không? Có thể lý giải hay không? Đó là thiện căn của quý vị. Quý vị đầy đủ thiện căn, có thể tin, có thể hiểu; nhưng quý vị tin chẳng sâu, còn có hoài nghi; giải chẳng thấu triệt, tức là thiện căn chẳng đủ. Chân tín, chân giải, nhưng chẳng làm được, đó là thiếu phước; quý vị có thiện căn, nhưng không có phước báo. Phước là gì? Thật sự hành là phước đức! Vì thế, đức Phật nói: “Chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên, mà được sanh về cõi ấy”. Quý vị hội đủ cả ba điều kiện ấy, quý vị thấy thiện căn đầy đủ, phước đức đầy đủ, nhân duyên đầy đủ, há lẽ nào chẳng vãng sanh? Chúc mừng quý vị, khẳng định quý vị thành Phật trong đời này. Vãng sanh thế giới Cực Lạc là thành Phật. Chuyện này chẳng phải là chuyện tầm thường! Chúng ta đã gặp, tuy gặp, nhưng thiện căn và phước đức không đủ thì làm thế nào? Phải nghiêm túc cổ vũ, khích lệ chính mình, nhất định phải bổ túc, dũng mãnh tinh tấn, phải bổ túc thiện căn và phước đức. Bổ túc từ chỗ nào? Bổ túc từ kinh giáo. Đối với kinh giáo, ta chẳng gặp thầy giỏi, bản thân ta học tập gặp khó khăn, làm cách nào? Cổ nhân có chú giải để giúp đỡ quý vị, người hiện thời càng có phước báo hơn cổ nhân. Vì sao? Hiện thời có đĩa CD, có Internet, có truyền hình vệ tinh, quý vị có thể học tập tại nhà, lên lớp mỗi ngày, phước báo này quá to tát! Quý vị phải học mỗi ngày thì mới được. Nếu quý vị không lên lớp mỗi ngày, phước báo vẫn bị luống uổng.
Tôi gặp hai người mà tôi rất bội phục. Hai người ấy đúng là nắm được cách bổ sung thiện căn và phước đức, tức là mỗi ngày nghe kinh mười giờ. Một năm ba trăm sáu mươi ngày, mỗi ngày chẳng bỏ suốt một buổi học nào. Thật ra, nếu có chuyện gì, không có cách nào khác, họ không ngủ cũng nghe đủ bốn giờ. Nghe bốn giờ là trong tình huống bất đắc dĩ, bình thường là mười giờ. Họ thật sự có trí huệ, thật sự nghe lời. Tổ sư đại đức dạy chúng ta “thâm nhập một môn, huân tu lâu dài”, họ đã nắm được, nên nghe kinh bèn nghe một bộ kinh. Nghe một bộ kinh thì họ cũng chẳng nghe rất nhiều! Nghe rất nhiều thì sao? Chẳng nhớ được! Mỗi ngày nghe mười giờ, có thể ghi nhớ hay không? Không có trí nhớ và sức lý giải mạnh như vậy, họ còn gặp khó khăn. Do đó, họ dùng phương pháp rất xảo diệu, mỗi ngày họ chỉ nghe đĩa ghi âm lời giảng trong một tiếng đồng hồ. Mỗi đĩa CD là một giờ, nghe đĩa thâu âm một giờ giảng ấy mười lượt, họ nghe giảng mười tiếng đồng hồ là nghe theo kiểu ấy. Một giờ giảng được nghe lặp đi lặp lại mười lần, họ nhớ được, nghe hiểu. Mỗi ngày nghe một đĩa, cứ mỗi đĩa là một giờ, làm theo cách ấy, ngày hôm sau mới nghe đĩa thứ hai. Nghe xong một bộ kinh, bèn nghe lại từ đầu. Nghe bao lâu? Nghe suốt mười năm. Thưa cùng quý vị, do mười năm ấy, họ đắc Niệm Phật tam-muội. Đắc Niệm Phật tam-muội là đắc Định, khai trí huệ. Trí huệ đã khai thì kinh chưa từng học, người ấy chẳng cần phải học, giống như Lục Tổ Huệ Năng đại sư, quý vị đọc cho người ấy nghe, người ấy bèn hiểu, và cũng có thể giảng cho quý vị nghe. Đó là gì? Một kinh thông, hết thảy các kinh đều thông. Con người chớ nên làm quá nhiều, làm nhiều thì đúng là “tham nhiều, nhai không nát”, sai mất rồi! Con người chớ nên học làm bậc đại thông gia, “ta thứ gì cũng đều hiểu”, sai mất rồi! Thật ra quý vị chẳng hiểu thứ gì! Quý vị thật sự có thể chuyên ròng, thông suốt một bộ kinh, sẽ bất tri bất giác trở thành bậc đại thông gia, thứ gì cũng đều hiểu! Do vậy, một kinh thông, hết thảy các kinh đều thông, mười năm! Ai nấy đều có thể làm được, vấn đề là quý vị có chịu làm hay không.
- Category
- Giảng Pháp
Comments