Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 300
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .
Cả đống sách này học rồi mà không thực hành đồng nghĩa với con số không, vẫn không bằng nó! Ví dụ này họ hiểu, minh bạch.
Quý vị học một bộ Đại Tạng Kinh, thuộc lòng như cháo, nói một cách lưu loát. Thập thiện, ngũ giới không làm được, không phải là trở về con số không sao? Một người chỉ biết tu ngũ giới thập thiện, ngoài ra không biết về kinh điển của Phật, họ mạnh hơn chúng ta, chúng ta không bằng họ. Đốc hành nghĩa là thực hành, còn bác học, thẩm vấn, thận tư, minh biện không thực hành có lợi ích gì? Dùng những thứ đó có thể lừa gạt những người bình dân, như vậy là đang tạo nghiệp. Quả báo của quý vị tuyệt đối không bằng người không biết gì cả đó, họ đều thực hiện được ngũ giới thập thiện, không bằng họ, phải hiểu đạo lý này. Cho nên nếu không đặt nền tảng từ căn bản, giống như cây cỏ hoa lá, không có rễ làm sao sanh trưởng? Đâu có đạo lý này?
Ba điều kiện tu học của Tịnh độ tông là tín nguyện hạnh, ta tin, có tín, có nguyện, không có hành vãng sanh được chăng? Cổ nhân nói không sai, tổ sư đại đức cũng thường nói, chỉ cần niệm rốt ráo một câu Phật hiệu là có thể vãng sanh. Như thế nào gọi là niệm rốt ráo? Niệm đến lúc đoạn tận mọi tập khí phiền não gọi là niệm rốt ráo. Nói cách khác, ta chưa từng học những giới luật đó, nhưng đều thực hành nó, đó gọi là niệm rốt ráo. Chưa niệm hết tập khí phiền não, bản thân vẫn tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, tham sân si mạn, đó chính là cổ nhân nói, niệm câu Phật hiệu này đến mức gió thổi không vào, mưa xối không ướt, cũng vô dụng. Nếu tập khí phiền não đều còn, đó là chướng ngại. Nó chướng ngại sự tín giải, chướng ngại sự khai ngộ, chướng ngại việc chứng quả, cũng chướng ngại việc vãng sanh. Hay nói cách khác, câu này là cư sĩ Hạ Liên Cư nói, Phật pháp là làm thật không phải giả. Nếu không làm thật, sẽ không đạt được chút lợi ích nào từ Phật pháp.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .
Cả đống sách này học rồi mà không thực hành đồng nghĩa với con số không, vẫn không bằng nó! Ví dụ này họ hiểu, minh bạch.
Quý vị học một bộ Đại Tạng Kinh, thuộc lòng như cháo, nói một cách lưu loát. Thập thiện, ngũ giới không làm được, không phải là trở về con số không sao? Một người chỉ biết tu ngũ giới thập thiện, ngoài ra không biết về kinh điển của Phật, họ mạnh hơn chúng ta, chúng ta không bằng họ. Đốc hành nghĩa là thực hành, còn bác học, thẩm vấn, thận tư, minh biện không thực hành có lợi ích gì? Dùng những thứ đó có thể lừa gạt những người bình dân, như vậy là đang tạo nghiệp. Quả báo của quý vị tuyệt đối không bằng người không biết gì cả đó, họ đều thực hiện được ngũ giới thập thiện, không bằng họ, phải hiểu đạo lý này. Cho nên nếu không đặt nền tảng từ căn bản, giống như cây cỏ hoa lá, không có rễ làm sao sanh trưởng? Đâu có đạo lý này?
Ba điều kiện tu học của Tịnh độ tông là tín nguyện hạnh, ta tin, có tín, có nguyện, không có hành vãng sanh được chăng? Cổ nhân nói không sai, tổ sư đại đức cũng thường nói, chỉ cần niệm rốt ráo một câu Phật hiệu là có thể vãng sanh. Như thế nào gọi là niệm rốt ráo? Niệm đến lúc đoạn tận mọi tập khí phiền não gọi là niệm rốt ráo. Nói cách khác, ta chưa từng học những giới luật đó, nhưng đều thực hành nó, đó gọi là niệm rốt ráo. Chưa niệm hết tập khí phiền não, bản thân vẫn tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, tham sân si mạn, đó chính là cổ nhân nói, niệm câu Phật hiệu này đến mức gió thổi không vào, mưa xối không ướt, cũng vô dụng. Nếu tập khí phiền não đều còn, đó là chướng ngại. Nó chướng ngại sự tín giải, chướng ngại sự khai ngộ, chướng ngại việc chứng quả, cũng chướng ngại việc vãng sanh. Hay nói cách khác, câu này là cư sĩ Hạ Liên Cư nói, Phật pháp là làm thật không phải giả. Nếu không làm thật, sẽ không đạt được chút lợi ích nào từ Phật pháp.
- Category
- Giảng Pháp
Comments